theo dõi

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

DINH ĐỘC LẬP VÀ TRỚ TRÊU NHỮNG NGƯỜI DÍNH ĐẾN NÓ

Ngày 23/2/1868 Thống đốc Pháp đặt viên đá đầu tiên để xây dinh thống đốc Nam Kỳ.
Năm 1871 xây xong Thống đốc Pháp đặt tên nó là dinh Norodom.
Ngày 7/9/1954 Pháp bàn giao cho thủ tướng Ngô Đình Diệm.
Ngày 8/9/1954 thủ tướng Ngô Đình Diệm đổi tên là dinh Độc Lập.
 

Ngày 27/2/1962 hai nhóm phi công nhóm đảo chính ném bom làm sụp đổ cánh trái của Dinh.
Ngày 1/7/1962 tổng thống Ngô Đình Diệm quyết định san phẳng dinh cũ xây mới theo thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.
Ngày 2/11/1963 tổng thống Ngô Đình Diệm bị giết.
Ngày 31/10/1966 trung tướng Nguyễn văn Thiệu Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia khánh thành Dinh.

Dinh Độc Lập (Photo by HG Waite 1967-68)
Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút, Nguyễn Thành Trung lái máy bay ném bom Dinh Độc lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần thứ 2 trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ.

Vòng đỏ nơi bom rơi

i  



Tổng thống Ngô Đình Diệm là người chủ trương và tổ chức xây dựng nhưng không được hưởng.
Ngày 30/4/1975 xe tăng quân giải phóng húc đổ cánh cổng trái của Dinh, chấm dứt chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Việc này ai tranh công ai dù chỉ có một tăng đâm đổ cổng Dinh mà:
“Thực chất trưa ngày 30/4/1975, đại đội 4 đánh chiếm Dinh Độc lập có hai xe tăng 843 và 390 tiếp cận cổng Dinh Độc lập đầu tiên. Xe 843 dừng lại cổng phụ trái, sau đó, đồng chí Nguyễn Văn Tập, lái xe 390, hỏi tôi: “Thế nào anh Toàn?”, tôi ra lệnh “Tông thẳng vào”. Lập tức xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất) được tăng ga, lao thẳng và húc bung hai cánh cổng chính Dinh Độc lập và tiến vào tiền sảnh Dinh Độc lập. Hình ảnh này do một nữ phóng viên người Pháp đã chụp được ngay thời khắc lịch sử lúc bấy giờ. Và đây là một thực tế không thể thay đổi được”, Trung úy Vũ Đăng Toàn khẳng định.

Xe tăng 390 húc đổ cổng chính Dinh Độc Lập ngày 30-4-1975. Ảnh: F. Demulder.
Rồi Trung úy Vũ Đăng Toàn và mấy đồng chí trên xe 390 bị cho về vườn sớm, đi đánh dậm, cắt tóc, lái xe…để bịt sự thật chăng? ai làm việc này?

Bốn đ/c như hồi sinh
Hành trình trở thành bảo vật quốc gia của xe tăng 390

Bốn anh em trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975. Từ phải qua là các ông Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập. Ảnh: Hoàng Thùy.



Bảo dưỡng tăng
Xe tăng 390 tại Bảo tàng Lực lượng Tăng-Thiết giáp. Ảnh: K.N.

Xe tăng số 843 có lái xe Lữ Văn Hỏa; pháo thủ số 2 Nguyễn Văn Kỷ; pháo thủ Thái Bá Minh và người chỉ huy là Ðại đội trưởng, trung úy Bùi Quang Thận.
Xe mình không húc đổ cổng Dinh, thế mà lại nhận xe mình húc đổ cổng Dinh, để rồi vị trung úy này leo đến cấp đại tá và chém gió về việc trên ở khắp nơi?

Ba chiến binh cùng xe có được hưởng gì không hay cũng về nơi sâu xa để ỉm chuyện?

Mới thấy 2 trớ trêu ở Dinh này?

1. Kẻ lệnh, tổ chức xây không được ở, chết bất thường bởi kẻ dưới quyền. Tổng thống Nguyễn văn Thiệu không chủ trương xây lại là người thụ hưởng lâu nhất, bị một phần dân Việt nguyền rủa nhiều nhất, rời Dinh không một lần quay lại.

2. Kẻ đâm đổ cổng Dinh lại bị kẻ khác tranh công, rồi lại được người Tây chứng minh và một phần người Việt vinh danh. Kẻ tranh công hình như không một lời xin lỗi hay cải chính.

Xe tăng 390 ( loại T 59 do Trung Quốc sản xuất)
Xe tăng 843 ( loại T 54 do liên Xô sản xuất)
Thật trớ trêu cho mấy vị bé, to viết trên liên quan đến dinh Độc Lập, phải chăng ông kiến trúc sư Ngô Viết Thụ dựa vào thuyết phong thủy thiết kế Dinh này để dành cho người lương thiện? kẻ xấu dụng sẽ bị trừng phạt?

Bốn cựu binh Vũ Đăng Toàn, Ngô Sỹ Nguyên, Lê Văn Phượng, Nguyễn Văn Tập trên chiếc xe tăng 390, ba cựu binh Lữ Văn Hỏa, Nguyễn Văn Kỷ, Thái Bá Minh trên xe tăng số 843 nay sống ra sao, có cùng khẳng định tích trên mà "lề phải" đưa không? Cầu cho các cựu binh sống vui, khỏe... đầy đủ.

Ðại tá Bùi Quang Thận đã qua đời không hiểu cuối đời có suôn sẻ không? Cầu cho ngài nơi chín suối an lành.

Tháng 11/1975 Hội nghị hiệp thương thống nhất Việt Nam tổ chức tại Dinh, nay gọi Nó là Hội trường Thống Nhất.
Hội trường Thống Nhất

Còn ai biết ghi thêm sự trớ trêu của Dinh này!
Nguồn: Khatraphuong blog
                                          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng một nhận xét