Việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người đứng đầu Chính phủ đầu tiên của Việt Nam sẽ chính thức tham dự và trở thành diễn giả chính tại diễn đàn An ninh khu vực Đối thoại Shangri-la (SLD) lần thứ 12, do Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) tổ chức tại Singapore vào cuối tháng 5/2013, hiện đang là chủ đề “nóng” thu hút sự quan tâm, theo dõi của cộng đồng quốc tế. Và nhiều người tự hỏi, liệu nội dung quan trọng nào được Thủ tướng nhắc đến trong bài diễn văn tại diễn đàn này?
Được biết, đối thoại Shangri-la là một diễn đàn lớn chuyên bàn về các
vấn đề an ninh- quốc phòng, nhất là an ninh trên biển Đông, được tổ chức
thường niên từ năm 2002, năm nay có sự tham gia của rất nhiều đại biểu
quốc phòng, ngoại giao và học giả từ 27 quốc gia trên thế giới. Trong đó
có Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ và có thể Trung Quốc cũng sẽ cử đại diện
cấp cao nước mình tham dự.
Nếu như mọi năm Việt Nam chỉ cử lãnh đạo cấp Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng
Quốc Phòng tới tham dự diễn đàn này thì năm nay lại đặc biệt ghi dấu sự
hiện diện của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Sự việc khác lạ này cho thấy sự
quan tâm sâu sắc của Việt Nam trước tình hình an ninh khu vực hiện nay.
Tiến sỹ John Chipman, Tổng giám đốc và CEO của IISS khẳng định: “Sự
tham gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và quan điểm của Việt Nam về các
vấn đề quốc phòng hiện tại cũng như các cơ hội giải quyết xung đột sẽ
thêm sức nặng đáng kể cho cuộc thảo luận quan trọng về an ninh khu vực”.
Theo giới phân tích, cuộc đối thoại năm nay hứa hẹn sẽ có nhiều cuộc
tranh luận nảy lửa vì diễn ra trong bối cảnh xảy ra nhiều tranh chấp
giữa các nước. Trong đó, đáng chú ý nhất là chiến lược trở lại Châu Á –
Thái Bình Dương của Mỹ; sự “trỗi dậy bành trướng” của Trung Quốc; Tàu cá
Việt Nam bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy, Philippines kiện Trung
Quốc ra tòa án quốc tế…
Thì nội dung bài phát biểu quan trọng tại SLD của Thủ tướng chắc chắn sẽ
nhấn mạnh vấn đề này. Từ đó, để các tổ chức khu vực trở thành cầu nối
giữa các quốc gia, giúp các nước xích lại gần nhau, đối thoại để giải
quyết bất đồng, chung tay góp sức bảo vệ nền hòa bình và an ninh chung.
Đồng thời ngăn chặn những hành động “trỗi dậy bành trướng” gây sóng gió
và bất ổn tại khu vực biển Đông.
Trước đó Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long khi nói về tranh chấp chủ quyền trên biển Đông giữa các nước cũng đã cảnh báo “chúng
ta phải tìm cách ngăn ngừa mọi tính toán sai lầm khiến khu vực Châu Á
đang rất năng động trở nên thụt lùi trong nhiều năm qua”
Điều đặc biệt trong lần mang trọng trách của một nhà diễn giả, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng sẽ mang đến một thông điệp “đanh thép”, trong đó ẩn chứa các giải pháp để nhận diện đâu là bạn, đâu là thù…? Cũng như việc trong bóng tối có thể nghe được tiếng cười giúp chúng ta biết cách nhận diện được đâu là bạn, đâu là những kẻ chứa đầy âm mưu thâu tóm Biển Đông?
Bạch Dương
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Nguồn: Nguyễn Tấn Dũng(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả)
Blog:PVĐào
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét