theo dõi

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

Bất ổn ở Triều Tiên: Chỉ là “trò bẩn” của Mỹ?

Theo hãng tin CNN (Mỹ) và tờ Wall Street Journal, chính Lầu Năm Góc mới là thủ phạm gây ra những bất ổn ở Triều Tiên và lợi dụng nó như là cái cớ để triển khai quân sự nhắm đến việc kiềm tỏa Trung Quốc chặt chẽ hơn nữa.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 của Mỹ. Hai chiếc máy bay ném bom B-2 được triển khai ở
Hàn Quốc có thể tung ra số vũ khí hạt nhân đủ để phá hủy toàn bộ năng lực công nghiệp và quân sự của Triều Tiên
Tạp chí Mondialisation (Pháp) số ra mới đây khẳng định, chính phủ Mỹ, dưới sức ép của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ngày càng nghiêm trọng đã toan tính sử dụng sức mạnh quân sự của mình để thiết lập một chế độ bá quyền ở châu Á và toàn thế giới.
Trong tháng 3/2013, chính quyền Obama đã liên tiếp có những hành động khiêu khích mạnh tay nhằm vào Triều Tiên với mục đích rất rõ ràng: Chọc cho Kim Jong-un “nổi đóa”. Bên cạnh đó, chiến dịch khiêu khích của Mỹ còn được đi kèm với việc liên tục bôi xấu chế độ Triều Tiên và khẳng định việc tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ ở Đông Bắc Á là để “phòng thủ”.
Nhưng theo tờ “Wall Street Journal” và hãng truyền hình CNN tiết lộ ngày 4/3 rằng Lầu Năm Góc đang âm thầm thực hiện bản kế hoạch có tên “Playbook” mà chính phủ mới thông qua hồi đầu năm 2013. Các chuyến bay đến Hàn Quốc trong các ngày 8 và 26/3 của loại máy bay ném bom chiến lược B-52 rồi ngày 28/3 của máy bay ném bom B-2 hay sự xuất hiện của các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor ngày 31/3… cũng là một phần trong kế hoạch này. Dù Mỹ khẳng định mọi hoạt động quân sự của họ ở Đông Bắc Á chỉ là mang tính phòng thủ nhưng chắc chắn, những chiếc máy bay ném bom chiến lược B-2 và B-52 có thể mang vũ khí hạt nhân này không hề mang tính phòng thủ. Các chuyến bay này được cho là để Hàn Quốc thấy quân đội Mỹ có khả năng đánh đòn hạt nhân theo ý muốn vào bất kỳ nơi nào ở Đông Bắc Á. Sự căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng khiến việc Mỹ đưa thêm các hệ thống tên lửa đạn đạo và điều thêm 2 tàu chiến có hệ thống tên lửa đánh chặn đến neo đậu ở biển Hoàng Hải được dư luận quốc tế chấp nhận một cách dễ dàng hơn rất nhiều.
Theo hãng truyền hình CNN, kế hoạch “Playbook” được cựu Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Leon Panetta soạn thảo và ông Chuck Hagel tiếp tục thực thi. Kế hoạch này dựa trên những tin tức tình báo Mỹ cho rằng khả năng đánh trả bằng quân sự của Triều Tiên là rất thấp. Nạn đói lương thực, thiếu thốn nhiên liệu khiến hầu hết các loại khí tài quân sự của Triều Tiên chỉ còn có thể duy trì hoạt động ở mức rất cầm chừng. Điều này thể hiện ở việc dù có lực lượng quân sự khá đông đảo nhưng Triều Tiên gần như không khi nào tổ chức tập trận hay chỉ có thể diễn tập quân sự ở mức độ chiếu lệ. Nói một cách khác, Mỹ biết rằng khả năng phát động chiến tranh của Triều Tiên là vô cùng thấp nên mới mạnh dạn khiêu khích để vị chủ tịch trẻ tuổi, non kinh nghiệm Kim Jong-un cáu giận và đe dọa miệng một cách dữ dội. Phản ứng này của Triều Tiên lập tức trở thành cái cớ rất tốt cho Mỹ triển khai quân sự.
Dù chủ động khiêu khích Triều Tiên nhưng Mỹ vẫn sợ "già néo đứt dây" bởi Triều Tiên có thể đánh giá sai tình hình và phát động chiến tranh thực sự.
Nhưng chính bản thân chính quyền Obama cũng lo sợ “già néo, đứt dây” nên thời gian gần đây, một số quan chức Mỹ cho rằng Washington đang tự động “cài số lùi” để tránh việc Triều Tiên đánh giá sai tình hình và phát động chiến tranh thực sự. Tuy vậy, thực tế cho thấy Bộ Quốc phòng Mỹ không hề có ý định lùi bước. Tân Bộ trưởng Chuck Hagel đã từng khẳng định “Triều Tiên là mối đe dọa nguy hiểm nghiêm trọng và hiện hữu”. Hẳn nhiều người còn nhớ cụm từ “mối nguy hiểm nghiêm trọng và hiện hữu” từng nhiều lần được các chính phủ Mỹ dùng để biện minh cho các cuộc chiến tranh xâm lược trước đây.
Những cuộc đối đầu hiện nay cho thấy, việc Bình Nhưỡng có được một vài thứ vũ khí hạt nhân thô sơ không hề giúp Triều Tiên tăng cường được khả năng phòng thủ trước một cuộc tấn công của Mỹ. Hai chiếc máy bay ném bom B-2 được triển khai ở Hàn Quốc có thể tung ra số vũ khí hạt nhân đủ để phá hủy toàn bộ năng lực công nghiệp và quân sự của Triều Tiên, đồng thời gây thiệt hại về người lớn hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh Triều Tiên trong những năm 1950. Điều này cho thấy mục tiêu chính của Mỹ không phải là Triều Tiên vì nước này đang trên đà phá sản về kinh tế mà là đồng minh của Bình Nhưỡng là Trung Quốc, quốc gia bị Mỹ coi là địch thủ nguy hiểm tiềm tàng.
Căng thẳng từng bước gia tăng liên quan đến Triều Tiên đã tạo ra một áp lực lớn đối với Trung Quốc và ban lãnh đạo mới của nước này. Một cuộc thảo luận công khai đã diễn ra ở Bắc Kinh với chủ đề có nên tiếp tục hỗ trợ Bình Nhưỡng nữa hay không? Ban lãnh đạo Trung Quốc vẫn coi Triều Tiên là tấm lá chắn cho mình nhưng lúc này cũng lo sợ căng thẳng triền miền trên bán đảo Triều Tiên sẽ tạo điều kiện cho Mỹ và đồng minh tăng cường quân sự trên quy mô lớn.
Máy bay ném bom chiến lược B-52
Tất cả những hành động của Lầu Năm Góc trong những tháng qua như nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược, tiến hành bay huấn luyện cho máy bay ném bom hạt nhân... đều nhằm một mục đích sâu xa là tăng cường khả năng của Mỹ trong việc tiến hành một cuộc chiến tranh hạt nhân chống Trung Quốc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng một nhận xét