Bàn:Mình là một giáo viên dạy văn,khi đọc bài thơ của em học sinh này,có người cười( như cái tiêu đề của bài báo) ngược lại mình thấy có bàn tay ai đó đang bóp nghẹt cổ họng của mình.Bởi đây là một thực tế đang hiện hữu trong ngành GD.Nếu chấm bài văn của em ấy mình sẽ cho điểm tối đa,không hiểu tại sao người ta cứ ép học sinh của mình thành những cái máy thế nhĩ?
- Đối
lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu
thường thấy trong những bài văn mẫu - bà trong bài thơ "lạ" khá gần cuộc
sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…
Cộng đồng facebook đang truyền nhau bài thơ viết về người bà thời hiện đại nhưng không kém phần hóm hỉnh, hài hước.
Đối
lập với hình ảnh người bà vất vả sớm hôm, tóc trắng, miệng nhai trầu
thường thấy trong những bài văn mẫu, người bà trong bài thơ khá gần cuộc
sống hiện đại với: hát karaoke, phóng xe máy,…
Dưới đây là nguyên văn bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà”:
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Ngay sau khi bài thơ được đưa lên facebook, nhiều bình luận tỏ ra khá thích thú trước cách miêu tả này.
Trước thực tế trẻ thường phải dựa theo văn mẫu viết bài, facebook của một giảng viên báo chí lo lắng: “Sợ nay mai cháu nó làm văn mẫu tả ông như tả con chó: Nhà em có nuôi một ông nội, từ ngày có ông, bọn trộm không dám bén mảng. thỉnh thoảng, em dắt ông nội ra công viên chơi, những lúc thích thú, thỉnh thoảng ông nội lại nhảy cẫng lên”..
Các tin liên quan |
Tranh cãi nảy lửa Toán 8 điểm của trò lớp 1 Hai bài văn điểm 10 khiến dân mạng rớt nước mắt |
Bài thơ về bà và hình ảnh minh họa trẻ phải học theo văn mẫu gây sốt trên facebook. (Ảnh chụp lại từ màn hình) |
Dưới đây là nguyên văn bài thơ “Cô bắt làm văn tả Bà”:
“Bà ngoại em vẫn chưa già
Chiều chiều bà cưỡi xe ga ra đường
Mắt bà vẫn rất tinh tường
Tóc nhuộm ánh tím soi gương mỗi ngày
Nhưng Bà em vẫn rất hay
Bà chăm con cháu luôn tay luôn mồm
Công việc bà vẫn ôm đồm
Chăm lo con cháu sớm hôm không nề
Hôm nay cô giáo ra đề
Bắt em phải tả viết về Bà em
Em tả giống hệt bên trên
Cô bắt viết lại - mắng thêm em rằng:
Đã Bà là phải rụng răng
Tóc phải bạc trắng như trăng trên trời
Bà cũng không được ăn chơi
Vì mắt phải kém và môi nhai trầu
Đã Bà là phải ngồi khâu
Không được ngồi hát Ka - Râu - Ô - Kề
Nhất là không được ghi đề
Tuyệt đối không được phóng xe ào ào
Em nghe chẳng hiểu thế nào
Em phải hỏi mẹ xem sao vụ này
Tả sai thì lại không hay
Tả đúng thì lại có ngày ăn roi
Kiểu này phải bảo mẹ thôi
Hay đổi Bà khác đúng lời của cô???”
Ngay sau khi bài thơ được đưa lên facebook, nhiều bình luận tỏ ra khá thích thú trước cách miêu tả này.
Trước thực tế trẻ thường phải dựa theo văn mẫu viết bài, facebook của một giảng viên báo chí lo lắng: “Sợ nay mai cháu nó làm văn mẫu tả ông như tả con chó: Nhà em có nuôi một ông nội, từ ngày có ông, bọn trộm không dám bén mảng. thỉnh thoảng, em dắt ông nội ra công viên chơi, những lúc thích thú, thỉnh thoảng ông nội lại nhảy cẫng lên”..
- Phong Đăng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét