theo dõi

Thứ Sáu, 14 tháng 6, 2013

KHI BỘ TRƯỞNG ...MƠ

“Chặt chém” khách, nhưng hình ảnh chưa mất!
Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh: Mê tín dị đoan, thương mại hóa lễ hội là 
vấn đề của địa phương, bộ không quản nổi. Ảnh: K.A
Chủ nhà:Bộ trưởng bộ "Văn-Thể-Du"mơ VN đăng cai olimpic....hê hê .hèn gì phiếu tín nhiệm cao có 90

BỘ TRƯỞNG BỘ VHTTDL HOÀNG TUẤN ANH:

“Chặt chém” khách, nhưng hình 

ảnh chưa mất

Trả lời chất vấn tại hội trường ngày 13.6, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VHTTDL) Hoàng Tuấn Anh chủ yếu nói vo, diễn đạt chất phác, các số liệu nhớ chính xác, tuy hơi dài và thường quá đà khỏi trọng tâm.
Chính vì vậy, Chủ tịch QH phải liên tục nhắc ông quay về “quỹ đạo”. Đây cũng là buổi chất vấn có nhiều tranh luận nhất giữa ĐBQH và bộ trưởng.

“Chặt chém” du khách có phổ biến?
Đề cập về lĩnh vực du lịch, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh phát biểu khá nhiều về những thành tích. Bộ trưởng viện dẫn: Chúng ta đã có chiến lược phát triển tổng thể du lịch. Đây là ngành thu về ngoại tệ và quảng bá hình ảnh VN tốt. Kết quả đã thu hút đầu tư nước ngoài khoảng 5 tỉ USD, hiện có gần 1.000 dự án trong nước. Nhờ vậy, những năm qua du lịch VN phát triển tốt, đóng góp GDP tăng đều hằng năm,  năm 2012 đóng góp gần 6% GDP, giải quyết 1,4 triệu việc làm...

Tiếp đó, với cách nói vo khá thoải mái, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói khá dài về các đường bay phục vụ du lịch khiến Chủ tịch QH phải nhắc: “Bộ trưởng nói gọn lại chứ, nếu nói về đường bay thì dài lắm...”.

Về nạn “chặt chém” du khách được nhiều ĐBQH chất vấn, bộ trưởng cho rằng không hoàn toàn như vậy, nó chỉ có ở một số địa điểm nào đó. Không đồng tình với cách phủ nhận thực trạng này, ĐB Nguyễn Sĩ Cương (Ninh Thuận) đứng dậy phản đối với lý do: Chính Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân trong báo cáo của mình cũng đã thừa nhận thực trạng này. Với chất vấn lại này, bộ trưởng vẫn khẳng định: Không phải tất cả là “chặt chém”.

Lại thêm một lần, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng phải lưu ý cần đi vào trọng tâm, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh mới tập trung vào câu hỏi của ĐB Nguyễn Thanh Hải (Hòa Bình) – nói về du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Theo bộ trưởng, các nước láng giềng thu về từ du lịch trung bình 18 - 20 tỉ USD/năm, còn chúng ta phấn đấu những năm tới từ 8-9 tỉ USD/năm. Về ý kiến khách quốc tế “một đi không trở lại” (chỉ có khoảng 18% quay lại), bộ trưởng phủ nhận. Ông cho rằng số liệu này được đánh giá đã từ lâu. Hiện theo đánh giá của Hà Nội thì có tới 85% du khách hài lòng. Tiếp đó, ông dẫn một loạt địa bàn như Hội An, Đà Nẵng... có chỉ số hài lòng cao.

 Khi bộ trưởng cho rằng việc lễ hội hiện mang nặng chất mê tín dị đoan, thương mại hóa ngày càng tăng thuộc trách nhiệm của chủ tịch tỉnh, thì có ĐB lập tức đặt câu hỏi: Vậy trách nhiệm của bộ ở đâu? Bộ trưởng Tuấn Anh tự tin cho đó là những vấn đề của địa phương, bộ không thể trực tiếp quản nổi!

“Tôi không lạc quan tếu”

Một số ĐB đề cập việc đầu tư cho ASIAD 19 sắp tới có lãng phí hay không và việc sử dụng các cơ sở của SEA Games vừa qua như thế nào, bộ trưởng đã khẳng định: Tất cả các công trình của SEA Games đều đang được bảo quản tốt và được sử dụng đúng mục đích.

Việc xây dựng các công trình cho ASIAD 19, bộ trưởng khẳng định, đó là việc cần thiết. Ông cũng khẳng định, chúng ta cũng có thể xây dựng để đăng cai tổ chức Olympic. Khi có tiếng cười ồ lên, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói dõng dạc: “Tôi không lạc quan tếu đâu”.

Với câu hỏi của ĐB Trương Thị Ánh (TPHCM) việc tìm kiếm đại sứ du lịch, quốc hoa khi nào xong? - bộ trưởng cho biết: "Dự kiến tháng 10 sẽ công bố đại sứ du lịch mới. Về quốc hoa, chúng tôi đã thấy đa số ý kiến ủng hộ hoa sen. Ông nhìn lên Đoàn chủ tịch và thốt lên: “Tôi thấy Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân mặc áo dài có gắn hình hoa sen rất đẹp”.

ĐB Lê Như Tiến: Vấn đề là phát huy di sản văn hoá thế nào?


Theo tôi, các câu hỏi của ĐB đều được bộ trưởng trả lời đầy đủ, nhưng cần rõ, gọn hơn, bớt phần chứng minh, dẫn giải, như vậy  sẽ dành được nhiều câu hỏi cho các ĐB hơn. Thứ hai, về di sản văn hóa mới nói được bảo tồn, nhưng vế thứ hai quan trọng hơn là phát huy nó như thế nào trong cộng đồng dân cư, trong việc phát triển khách du lịch trong và ngoài nước. Do đó, vấn đề là làm sao để mỗi di sản là điểm đến hấp dẫn của du khách. Lúc ấy sẽ được lợi ích kép, vừa phát huy sức lan tỏa của di sản, lại vừa thu hút được khách du lịch.

ĐB Dương Trung Quốc: Chưa ngã ngũ câu hỏi về “chặt chém” khách

Tôi thấy, việc chất vấn này cần diễn ra thường xuyên hơn- như giữa hai kỳ họp QH chẳng hạn- thì giải quyết được rất nhiều vấn đề cụ thể. Nếu với hơn 30 bộ trưởng thì quay vòng phải hết 6 kỳ họp- tức là 3 năm- mới hết, trong khi rất nhiều nội dung cần làm rõ.

Với câu hỏi, việc tranh luận về “chặt chém” du khách giữa bộ trưởng và ĐBQH vẫn chưa ngã ngũ, ĐBQH Dương Trung Quốc nói: "Tôi thấy không khí tranh luận như vậy là tốt, có như vậy mới bật ra vấn đề. Vấn đề là kỹ năng, văn hóa tranh luận. Các bộ trưởng nắm chắc vấn đề hơn, nhưng cách thể hiện có thể chưa rõ lắm. Tôi nghĩ các bộ trưởng ngày càng phải sâu sát hơn công việc của  mình, bởi sự giám sát này không chỉ là của QH, mà là cả của nhân dân".

ĐB Trần Hoàng Ngân: Nhìn chung trả lời chưa thoả mãn 

Nhìn chung, trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh như vậy là chưa thỏa mãn; tuy nhiên, chúng ta cũng cần thấy lĩnh vực quản lý của bộ trưởng quá rộng. Tôi nghĩ, vấn đề du lịch cần phải tách ra, vì đây là chiến lược phát triển của Việt Nam, nó là hướng đi đúng và có tiềm năng đóng góp kinh tế quan trọng. Nếu được như vậy thì ngành du lịch mới có sự đóng góp tương xứng với tiềm năng và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Một đất nước giàu và đẹp như vậy mà vẫn chỉ là tiềm năng thôi thì không ổn.

Duy Hưng thực hiện 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng một nhận xét