theo dõi

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2012

10 "khối óc" thông minh nhất thế giới


(Dân trí) - Trong số 10 "khối óc" thông minh nhất thế giới hiện nay theo chỉ số IQ có cả ngôi sao điện ảnh Hollywood và nhà viết kịch bản truyền hình.



50% nhân loại có chỉ số IQ từ 90-110, trong khi 2,5% bị kém thông minh (IQ dưới 70) và 0,5% là những người cận thiên tài hoặc thiên tài (chỉ số IQ trên 140); 2,5% là những người siêu thông minh (IQ trên 130).
Tuy nhiên, chỉ số IQ khá chủ quan và đã gây tranh cãi liệu nó có thể là thước đo thích hợp để đánh giá độ thông minh của một con người. Một số người cho rằng thành quả đạt được mới là điều quyết định sự thông minh.

Lễ Vu lan và bức ảnh lay động trái tim



Không chỉ những bạn trẻ thiếu vắng mẹ mà một người con nào khi nhìn hình ảnh cô bé cuộn tròn trong hình vẽ người mẹ bằng phấn đều nghẹn ngào.

Những năm gần đây, giới trẻ ngày càng quan tâm hơn tới lễ Vu lan. Nếu như Ngày của cha, Ngày của mẹ, Ngày quốc tế phụ nữ... vốn rất sôi nổi, rầm rộ thì Vu lanthiên về cõi tâm linh hơn.

Lầu Năm Góc dọa “ra tay” với người tiết lộ vụ tiêu diệt Bin Laden


(Dân trí) - Lầu Năm Góc ngày 30/8 đe dọa dùng đến pháp luật đối với cựu thành viên lực lượng đặc nhiệm Hải quân SEAL, người đã tham gia vào vụ đột kích giết Bin Laden năm ngoái vì tiết lộ nhiều thông tin khác về vụ việc trong cuốn sách sắp xuất bản.

TQ âm mưu độc chiếm dầu mỏ trên biển Đông



TT - Tổng công ty Dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) đang ngày càng thể hiện rõ âm mưu độc chiếm nguồn dầu mỏ trên biển Đông với tham vọng khai thác 1 triệu thùng dầu mỗi ngày vào năm 2020, bất chấp việc xâm phạm lãnh hải của các nước khác trong khu vực.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

Khai trương báo Nhân dân điện tử tiếng Trung Quốc


(VOV) - Địa chỉ truy cập của báo Nhân Dân điện tử tiếng Trung Quốc là: http://cn.nhandan.org.vn/

Sáng 30/8, Báo Nhân Dân điện tử tiếng Trung Quốc đã chính thức ra mắt. Dự Lễ khai trương có ông Đinh Thế Huynh - Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Trung ương Đảng - Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; ông Huỳnh Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch Quốc hội; Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam.

"Clinton đến Trung Quốc nhằm kiềm chế Bắc Kinh"


THỨ NĂM, 30/8/2012 13:42 GMT+7


Bà Clinton dự kiến sẽ cảnh báo Trung Quốc cùng các nước láng giềng của Bắc Kinh về việc sử dụng vũ lực trong bối cảnh căng thẳng leo thang về tranh chấp trên biển. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 29/8, truyền thông Trung Quốc khẳng định chuyến thăm Châu Á sắp tới của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là nhằm "kiềm chế" Bắc Kinh và cáo buộc Washington gây rắc rối trong khu vực.

Bài bình luận do Tân Hoa xã đăng tải trước thềm chuyến công du khu vực này của bà Clinton đã bày tỏ những quan ngại về "chính sách chuyển trọng tâm sang Châu Á" của Mỹ.

Bài báo có đoạn: "Một mục tiêu trong chuyến công du của bà Clinton là nhằm kiềm chế tầm ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc, song trọng tâm trong chiến lược của Mỹ là nhằm bảo vệ địa vị thống trị cũng như quyền bá chủ của Washington tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương".

Ngoài ra, bài bình luận còn cáo buộc Mỹ âm mưu hưởng lợi từ các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước Châu Á và khiến các nước khác xa lánh Trung Quốc.

Bài bình luận nêu rõ: "Cách tiếp cận của Washington là không có lợi cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như sự ổn định và hòa bình trong khu vực. Mỹ âm mưu hưởng lợi từ việc khuấy động các tranh chấp giữa các nước trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, qua đó Washington muốn khôi phục quyền bá chủ trong khu vực".

Bài báo trên còn nhận định rằng Mỹ cần chấp nhận sức mạnh của họ đang mai một và khẳng định rằng Washington đã "không khôn ngoan" khi coi Trung Quốc là đối thủ.

Trong chuyến công du Châu Á lần thứ ba kể từ tháng Năm, bà Clinton dự kiến sẽ cảnh báo Trung Quốc cùng các nước láng giềng của Bắc Kinh về việc sử dụng vũ lực trong bối cảnh căng thẳng leo thang về tranh chấp trên biển.

Bà Clinton cũng sẽ tới thủ đô Bắc Kinh vào tuần tới để gặp người đồng cấp Trung Quốc Dương Khiết Trì./.
(Vietnam+)

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

Vì 80 triệu dân?



TP - Các cây xăng bắt đầu găm hàng, chỉ dấu đáng buồn cho thấy một đợt tăng giá mới đã cận kề. Các doanh nghiệp xăng dầu lại lăm le đòi tăng giá sau 3 lần tăng liên tiếp chỉ trong vòng 3 tuần.
Có lẽ đây cũng là tốc độ tăng giá dồn dập nhất, đạt mức kỷ lục dưới thời Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, việc liên tục cho phép tăng giá xăng dầu trong thời điểm khó khăn này chỉ phục vụ lợi ích cho chính các doanh nghiệp xăng dầu, song bất lợi cho cả nền kinh tế lẫn người dân.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

Bắt tạm giam nguyên tổng giám đốc ACB


Cơ quan CSĐT - Bộ Công an vừa có văn bản thông báo cho biết hồi 18 giờ 30 phút ngày 23-8, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã thực hiện lệnh bắt, khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Lý Xuân Hải, SN 1965, nguyên tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB).

Phát hiện bệnh mới như AIDS



SGTT.VN - Một nhóm nhà nghiên cứu đã xác định ra một loại bệnh mới có triệu chứng như bệnh AIDS khiến nhiều hàng trăm người ở châu Á và một số ở nước Mỹ bị ảnh hưởng mặc dù họ không bị HIV.
Bác sĩ Sarah Browne (phải) trao đổi cùng bệnh nhân Kim Nguyen. Ảnh: AP
Điểm chung của các bệnh nhân là hệ thống miễn dịch của họ bị hủy hoại khiến cơ thể không thể chống lại vi trùng như những người khỏe mạnh. Độ tuổi trung bình của người bệnh là 50 tuổi. Bác sĩ Sarah Browne tại viện Dị ứng và truyền nhiễm quốc gia (Mỹ) cho biết nguyên nhân gây bệnh hiện chưa rõ, đây cũng không phải là bệnh di truyền qua gen, dịch có thể không lây lan giữa con người qua virus như bệnh AIDS.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

Mặt trời sẽ “nuốt chửng” Trái đất?



TTO - Nhóm nhà thiên văn học quốc tế vừa tìm thấy bằng chứng đầu tiên về quá trình ngôi sao "ăn" chính các hành tinh của mình. Điều này có thể xảy ra tương tự với Trái đất, khi Mặt trời trở già và chết trong 5 tỉ năm tới.
Hình ảnh mô phỏng hành tinh bị nuốt chửng bởi ngôi sao già nua khổng lồ - Ảnh: Daily Mail

Các nhà thiên văn học quốc tế cho biết họ đã tìm thấy hành tinh khổng lồ có tên BD+48 740 nằm trong quỹ đạo elip của ngôi sao “già nua khổng lồ”. Ngôi sao này "già" hơn Mặt trời rất nhiều với bán kính gấp bảy lần bán kính mặt trời.
Khi sử dụng kính thiên văn học Hobby-Eberly dùng để nghiên cứu các ngôi sao già và tìm kiếm những hành tinh xung quanh nó, các nhà khoa học phát hiện thành phần hóa học của ngôi sao này có dấu hiệu khác thường.
Khi phân tích quang phổ, các chuyên gia cho biết thành phần hóa học của nó chứa lượng lithium cao bất thường. Lithium là thành phần được tạo ra chủ yếu từ vụ nổ Big Bang cách đây 14 tỉ năm và rất dễ bị phá hủy trong lòng ngôi sao.
Khi lượng lithium nhiều đột biến trong ngôi sao nói trên, các nhà khoa học biết rằng nơi đây có điều bất thường. Các nhà khoa học cho rằng lượng lithium này được tạo ra từ hành tinh bị “xoắn” vào ngôi sao. Lượng lithium càng lên cao khi ngôi sao già nua này bắt đầu “tiêu hóa” hành tinh “kém may mắn” đó.
Điều thứ hai đáng chú ý trong bằng chứng đó là quỹ đạo elip của hành tinh khổng lồ này bị bóp méo. Chỗ thắt lại của nó chỉ rộng hơn chỗ hẹp nhất của quỹ đạo sao Hỏa chút đỉnh, nhưng ở điểm xa nhất nó lại phình to rất nhiều. Đây có thể là một quỹ đạo lập dị nhất từ trước đến nay.
Các nhà khoa học tin rằng sự "ô nhiễm" lithium cao của ngôi sao do quá trình “nuốt chửng” hành tinh là lý do dẫn đến những cuộc mất tích trước đây của một số hành tinh trong vũ trụ.
TRÙNG DƯƠNG (Theo Daily Mail)
Nguồn:TT

Lý lịch 3 công ty khiến bầu Kiên bị bắt



Một trong số 3 công ty đang bị điều tra của ông Nguyễn Đức Kiên có ghi nhận phần góp vốn 30 tỷ đồng từ ACB, tuy nhiên lãnh đạo ngân hàng bác bỏ mối quan hệ này.

Ông Nguyễn Đức Kiên trên sân vận động, nơi ông từng muốn dồn hết tâm huyết vì một nền bóng đá sạch. Ảnh: Hoàng Hà
Sau khi bắt tạm giam ông Nguyễn Đức Kiên tối 20/8, cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra vụ án liên quan tới 3 công ty có trụ sở tại Hà Nội, gồm Công ty cổ phần đầu tư thương mại B&B, Công ty TNHH đầu tư tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội.
Đều do ông Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị, 3 công ty này có tổng vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng, cùng hoạt động liên quan đến bất động sản, du lịch và vàng bạc đá quý. Trong danh sách các cổ đông sáng lập của từng công ty, ông Kiên trực tiếp hoặc gián tiếp nắm cổ phần lớn nhất.
2 công ty trong danh sách này cùng được rót vốn bởi Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu (do ông Kiên là pháp nhân đại diện) và đặt trụ sở ở chung địa điểm 57B Phan Chu Trinh (Hà Nội). Công ty còn lại do 3 cá nhân trong gia đình ông Kiên góp vốn, đặt trụ sở ở 63 Lương Sử C.
>> Hồ sơ chi tiết 3 công ty của bầu Kiên đang bị điều tra
Cụ thể, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp lần một (ngày 10/11/2006) và đăng ký thay đổi lần 5 (30/6/2009), Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội có vốn điều lệ thấp nhất, 300 tỷ đồng. Lĩnh vực kinh doanh ghi trong giấy phép là bất động sản, xây dựng và cho thuê nhà ở, nhà phục vụ mục đích kinh doanh, kho bãi đỗ xe, môi giới đấu giá bất động sản. Ngoài ra công ty còn kinh doanh và đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp và đường giao thông, kinh doanh vàng. ACB Hà Nội cũng đầu tư xây dựng và kinh doanh khu du lịch, khách sạn, nhà hàng, resort, nhà nghỉ, sân golf...
Trong danh sách cổ đông sáng lập, ngoài một cổ đông cá nhân góp vốn 60 tỷ đồng, còn có Ngân hàng cổ phần Á Châu (do ông Trần Ngọc Thanh đại diện) với số đóng góp là 30 tỷ đồng (tương đương 10% vốn điều lệ). Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu do ông Nguyễn Đức Kiên đại diện, góp vốn nhiều nhất với 210 tỷ đồng.
Trao đổi với VnExpress.net chiều 22/8, ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Á Châu (ACB), cho rằng "không có thông tin ngân hàng góp vốn vào Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội". Là người phát ngôn của ACB, ông Toại "không muốn bàn luận sâu" vì vấn đề quan tâm nhất hiện nay là "làm sao để hệ thống ngân hàng ổn định".
Báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2012 được soát sét bởi Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam cũng không ghi nhận việc ACB đầu tư góp vốn vào bất cứ công ty nào trong danh sách 3 đơn vị đang bị nghi vấn sai phạm và điều tra.
>> Danh mục công ty con, công ty liên doanh và liên kết của Ngân hàng ACB
Hai công ty còn lại thuộc diện nghi vấn là Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội và Công ty cổ phần Thương mại Đầu tư B&B. Trong đó, Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội được đăng ký lần đầu năm 2008 và đăng ký cấp lại năm 2009 với ngành nghề kinh doanh chính là mua bán vàng bạc đá quý, xuất nhập khẩu vàng trang sức, mỹ nghệ đá quý, đại lý thu đổi ngoại tệ, nghiên cứu, phân tích thị trường, xây dựng và kinh doanh sân golf. Sau đó công ty đăng ký thay đổi lần thứ nhất vào tháng 3/2012 để thay đổi cổ đông sáng lập.
Trong danh sách cổ đông sáng lập đã được cập nhật tháng 3 năm nay, Công ty cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu do ông Nguyễn Đức Kiên đại diện nắm giữ 99% cổ phần, còn lại 1% (tương đương 5 tỷ đồng) do em gái ông Kiên đứng tên sở hữu.
"Đứa con" thứ 3 của ông Nguyễn Đức Kiên là Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại B&B (63 Lương Sử C, phường Văn Chương, Đống Đa Hà Nội) đăng ký thành lập năm 2008 có vốn điều lệ lên tới 1.500 tỷ đồng, kinh doanh trong lĩnh vực quảng cáo, nghiên cứu thị trường, xây dựng công nghiệp, nhà ở, kho bãi và kinh doanh vàng bạc đá quý. Tại công ty này, ông Nguyễn Đức Kiên cùng vợ và em gái trực tiếp đứng tên sở hữu. Trong đó ông Kiên sở hữu 66%.
Ảnh: Bá Đô
Trụ sở của 2 trong số 3 công ty do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT, bị tố cáo sai phạm, ở 57B Phan Chu Trinh. Ảnh: Bá Đô.
Một lãnh đạo của Phòng đăng ký kinh doanh số 1, Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cho biết cả 3 công ty con của ông Nguyễn Đức Kiên vẫn hoạt động bình thường, chưa giải thể và chưa sáp nhập, chuyển đổi. Theo ông, việc hai công ty có chung địa điểm do doanh nghiệp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm và được pháp luật cho phép.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo cấp cao của Chi cục Thuế Hà Nội cho hay ông có biết chuyện bầu Kiên bị bắt. "Chi cục Thuế Hà Nội đang yêu cầu rà soát lại việc nộp thuế và hoạt động kinh doanh của cả 3 công ty này", ông nói.
Tại trụ sở 57B Phan Chu Trinh của Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Công ty TNHH Đầu tư Tài chính Á Châu Hà Nội, một số cán bộ tại đây cho biết, lãnh đạo đi vắng nên không thể nói gì liên quan đến vụ việc.
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại B&B trong giấy phép kinh doanh ghi trụ sở ở ngõ Lương Sử C, quận Đống Đa, tuy nhiên, tại địa chỉ này lại là trụ sở của một công ty tin học. Lãnh đạo công ty này khẳng định với VnExpress, họ không liên quan gì tới "bầu" Kiên.
Hoàng Lan
Nguồn: VNEXPRESS

Mỹ - Nhật cùng tham chiến nếu Trung Quốc chiếm Senkaku



TT - Báo Sankei ngày 22-8 cho biết nếu Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đảo Senkaku, Nhật Bản sẽ phản ứng theo hai bước.
Nếu chỉ có dân quân và lính Trung Quốc, Nhật sẽ dùng lực lượng hải - lục - không quân bảo vệ đảo. Nếu Trung Quốc dùng lực lượng lớn chiếm đảo, lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ phối hợp với quân Mỹ đang đồn trú ở Nhật tấn công chiếm lại đảo.
MỸ AN
Nguồn: TT

Thủ tướng nguyễn tấn Dũng: Khẩn trương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm minh theo pháp luật, đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng



Chiều 22/8, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã họp Phiên họp thứ 18. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng ban chỉ đạo và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Trưởng ban chỉ đạo đồng chủ trì Phiên họp. Phát biểu chỉ đạo tại Phiên họp, Thủ tướng nhấn mạnh:

Bên cạnh đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng tập trung triển khai Kế hoạch số 08 của Bộ Chính trị liên quan đến công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, vụ việc tham nhũng, tập trung có trọng tâm, trọng điểm vào các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp để sớm đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh , đúng pháp luật.
TTXVN

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

"Bầu" Kiên - "ông trùm" của các Ngân hàng Việt Nam



Ngoài số cổ phiếu tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác là Kiên Long, Đại Á (được cho là cổ đông lớn nhất). Bên cạnh đó, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của VietBank, Eximbank và Sacombank.

Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội với cả tá ngôi sao, “đánh” VFF tơi bời, lập ra VPF, đấu tay đôi với AVG về bản quyền truyền hình, bầu Kiên trở thành tâm điểm của bóng đá Việt Nam trong năm qua.
`Bầu` Kiên - `ông trùm` của các Ngân hàng Việt Nam
Bầu Kiên - tâm điểm cúa bóng đá Việt Nam trong năm 2011
Cướp diễn đàn, đánh tơi tả VFF
Là doanh nhân đầu tiên nhảy vào làm bóng đá, nhưng tên tuổi của bầu Kiên khá “chìm” so với bầu Thắng hay bầu Đức. Sở dĩ có điều trên là bởi ông trùm ngân hàng này có đặc tính không thích lên tiếng trên các phương tiện thông tin đại chúng và làm bóng đá một cách khá căn cơ chứ không vung tiền quảng bá thương hiệu rầm rộ.
Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi kẻ từ sau buổi hội nghị tổng kết mùa giải 2011 của VFF. Trong buổi hội nghị ấy, chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ quyết định “cấm cửa” giới truyền thông, thế nhưng bất ngờ bầu Kiên thông qua chánh văn phòng VFF Lê Hoài Anh đã gửi cho ông Hỷ một mẩu giấy với nội dung bằng mọi giá phải cho giới truyền thông vào tác nghiệp.
Khi giới truyền thông được tham dự hội nghị, bầu Kiên bất ngờ “cướp diễn đàn”, nói sa sả về những điều tồi tệ của bộ máy VFF, của BTC V-League, của đội ngũ trọng tài. Vụ “tung bom” trên đã giúp ông chủ của CLB Hà Nội ACB nổi danh như cồn, trở thành tâm điểm của các trang báo thể thao.
Sau cú ra đòn bất ngờ trên, bầu Kiên tiếp tục tấn công dồn dập, đẩy VFF rơi vào cảnh thất thế. Bầu Kiên đòi phải thành lập một công ty cổ phần bóng đá để thay VFF điều hành các giải đấu trong nước. Nói là làm, bầu Kiên bắt tay cùng các đối tác hùng mạnh khác như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Trường…, buộc VFF phải xuống nước, cho ra đời công ty VPF.
Sự ra đời của VFP thực sự đã mở ra một bước ngoặt mới cho bóng đá Việt Nam. Đặc biệt, trong công ty này bầu Thắng là người giữ ghế CT HĐQT nhưng thực tế quyền lực của bầu Kiên mới là nhất. Kể từ ngày thành lập cho tới nay, đa phần các phát ngôn hay công văn của VPF đều xuất phát từ ông bầu tóc bạc này.
VPF được thành lập chưa lâu, bầu Kiên tiếp tục gây xôn xao dư luận khi lao vào cuộc chiến bản quyền truyền hình. PCT HĐQT VPF bất ngờ bỏ qua AVG – đơn vị đã ký hợp đồng bản quyền truyền hình có thời hạn 20 năm với VFF – để bắt tay hợp tác với VTV và VTC. "Ác liệt" hơn, ông còn làm công văn gửi lên các Bộ và thủ tướng, đề nghị xem xét lại tính hợp pháp của bản hợp đồng mà VFF và AVG đã ký.
Cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội, nuôi mộng vô địch
`Bầu` Kiên - `ông trùm` của các Ngân hàng Việt Nam
Siêu xe bầu Kiên thường dùng để tới sân Hàng Đẫy
Bầu Kiên thuộc hàng đại gia giàu nứt đố đổ vách, nhưng khi bước chân vào làm bóng đá, ông khá căn cơ. Không thiếu tiền nhưng ông bầu tóc bạc này không đổ tiền thực hiện những hợp đồng bom tấn gây xôn xao dư luận, không tung tiền thưởng hàng tỷ đồng cho mỗi trận thắng như bầu Đức, bầu Hiển hay bầu Trường. Thế mới có chuyện Hà Nội ACB cứ lẹt đẹt, luôn lo trụ hạng chứ chẳng mơ gì tới ngôi vô địch.
Tuy nhiên, mọi chuyện đã rẽ sang một trang khác khi Hà Nội ACB phải xuống hạng vào cuối mùa giải 2011. Bầu Kiên bất ngờ mua lại Hòa Phát Hà Nội, sát nhập hai đội lại để cho ra đời CLB bóng đá Hà Nội. Tiếp theo, ông trùm ngân hàng gây chấn động dư luận khi chiêu mộ thành công ngôi sao sáng nhất của bóng đá Việt Nam - Công Vinh. Bầu Kiên luôn miệng khẳng định ông không phá giá, nhưng ai cũng hiểu, không phải ngẫu nhiên mà Công Vinh lật kèo Hà Nội T&T để về đầu quân cho CLB bóng đá Hà Nội.
Với những cầu thủ chất lượng như Công Vinh, Thành Lương, Timothy…CLB Hà Nội sở hữu lực lượng hùng hậu thuộc hàng số một Việt Nam. Có lẽ đây cũng là lần đầu tiên đội bóng mà bầu Kiên nắm được liệt vào danh sách ứng cử viên sáng giá cho ngôi vô địch.
Bầu Kiên: Bí ẩn đại gia đầu bạc
Khác với bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hay bầu Hiển (ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ngân hàng SHB và Tập đoàn T&T), bầu Kiên không làm chủ tịch một tập đoàn nào.

Việc điều hành các doanh nghiệp tư nhân trong nước và liên doanh không phải là mục tiêu của bầu Kiên. Xu hướng đầu tư của ông cho thấy ông thích nắm cổ phần lớn trong ngân hàng và doanh nghiệp hơn là ngồi ghế lãnh đạo.

Nói chính xác, bầu Kiên là dạng nhà đầu tư thầm lặng phục vụ bản thân và một số cổ đông lớn có tiềm lực tài chính, có thể can thiệp vào các doanh nghiệp khi cần thiết để doanh nghiệp đó làm ăn tốt hơn. Tại các thị trường phát triển trên thế giới, đó là một nghề. Tuy vậy, nghề này đòi hỏi nhà đầu tư phải hội đủ nhiều yếu tố như tầm vóc và tầm nhìn, năng lực tài chính, kiến thức và uy tín.

Từng học Đại học Kỹ thuật Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng, sau đó sang Hungary học Trường Kỹ thuật Quân sự Zalkamate (từ năm 1981-1985), ông Kiên tham gia sáng lập ACB vào năm 1994 cùng với các cổ đông khác. Từ năm 1994-2008, ông Kiên đảm nhiệm cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị ACB. Theo thông tin của giới ngân hàng, cho tới trước khi từ bỏ chức vụ thành viên Hội đồng Quản trị ACB vào năm 2008, ông Kiên và vợ là bà Đặng Ngọc Lan đã cùng các thành viên gia đình nắm giữ khoảng 10% cổ phần của ACB. Trong đó, riêng ông được cho là sở hữu 3,75% cổ phần.

Giá trị tài sản tính theo số cổ phiếu ACB ông Kiên nắm giữ năm 2011 vào khoảng 759,6 tỉ đồng (đứng thứ 14 trong top 100 nhà đầu tư giàu nhất trên sàn chứng khoán), trong khi năm 2010 là gần 805,9 tỉ đồng.

Ngoài số cổ phiếu đang nắm giữ tại Ngân hàng ACB, ông Kiên còn nắm giữ cổ phiếu của một số ngân hàng khác. Nhà đầu tư này được cho là cổ đông lớn nhất, chi phối 2 ngân hàng Kiên Long và Đại Á. Việc ông Kiên sở hữu cổ phần tại 2 ngân hàng nhỏ này có thể cấu trúc qua Ngân hàng ACB hoặc một số cá nhân, tổ chức được ủy thác. Ngoài Kiên Long, Đại Á, có tin cho biết bầu Kiên còn sở hữu cổ phần của Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VietBank), Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).

Trong lễ tổng kết của VFF, ông cho biết mình là “cổ đông chính của Eximbank”. Ông cũng tuân thủ quy định, theo đó mỗi ông bầu chỉ được phép sở hữu một đội bóng tại một giải đấu, thông qua một phát ngôn khác: sẽ bán cổ phần tại Ngân hàng Kiên Long bởi câu lạc bộ bóng đá Kiên Long Bank Kiên Giang được lên chơi ở giải vô địch quốc gia, còn Ngân hàng Kiên Long lại là nhà tài trợ chính cho đội bóng. Thậm chí, lại xuất hiện tin đồn trong giới đầu tư rằng bầu Kiên là nhân vật chính đã đứng ra dàn xếp việc một số cổ đông nước ngoài lẫn trong nước mua được hơn 45% cổ phần của Ngân hàng Sacombank.
Về khả năng lãnh đạo, thông tin về công việc điều hành của doanh nhân này càng mù mờ hơn. Mặc dù ông Kiên có cổ phần trong các ngân hàng, từng tham gia Hội đồng Quản trị Công ty Liên doanh dầu nhờn Caltex (Mỹ), Công ty Liên doanh KFC Việt Nam, rồi có chân trong Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn và Công ty Cổ phần Du lịch Thiên Minh, chưa có thông tin nào cho thấy ông là nhà quản trị doanh nghiệp trực tiếp. Thậm chí, với thương vụ đình đám đầu năm 2011 khi Thiên Minh bỏ ra 45 triệu USD, trong đó Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) rót khoảng 12 triệu USD, để mua lại chuỗi resort Victoria, thì cũng không ai nhắc đến vai trò lãnh đạo của ông.

Một chuyên gia tư vấn chiến lược doanh nghiệp (giấu tên) cũng lắc đầu trước đặt câu hỏi này. Tuy nhiên, theo vị chuyên gia này, bất chấp khả năng lãnh đạo vẫn là dấu hỏi lớn, rõ ràng kỹ năng đánh giá cơ hội và khả năng thay đổi (kể cả một hệ thống lớn và rất phức tạp như VFF) của bầu Kiên cho thấy ông là một doanh nhân có nhiều phẩm chất và xảo thuật.

Đằng sau doanh nhân này còn nhiều câu hỏi khác, như cách hành xử ở ông hay khả năng điều hành doanh nghiệp, nhưng không thể phủ nhận thuật lãnh đạo của nhà đầu tư thầm lặng này được biểu hiện khá rõ thông qua sự nể trọng và e dè của các nhà lãnh đạo khác dành cho ông.

Ông Kiên ít khi thất bại một khi đã theo đuổi một mục tiêu nào đó. Hoặc những thất bại của ông thường bị vầng hào quang thành công của ông che khuất. Tuy nhiên, đây chính là điểm yếu của bầu Kiên. Quá tự tin có thể dẫn đến thất bại, ví dụ như những rắc rối hiện nay trong cuộc chiến bản quyền với Công ty Cổ phần Viễn thông và Truyền thông An Viên. Bầu Kiên đã quá vội vàng và chủ quan, nhất là ngay sau khi nắm ghế Phó Chủ tịch VPF, cho nên sẽ có khả năng thất bại trong vụ việc này.

Nếu điều này xảy ra, lần đầu tiên chúng ta sẽ có dịp thẩm định một cách chính xác năng lực điều hành của ông Nguyễn Đức Kiên, bất chấp lớp màn bí mật ông đã phủ lên nghiệp kinh doanh của mình
.
Theo Nhịp cầu Đầu tư

[Hồ sơ] Chân dung bầu Kiên - đại gia bí ẩn và quyền lực ngành ngân hàng


Sự việc bầu Kiên bị bắt giữ để điều tra đang là thông tin đáng chú ý nhất hiện nay.
Luôn xuất hiện với vai trò là những ông bầu giàu có trong làng thể thao, tuy nhiên, bầu Kiên, bầu Hiển lại là những doanh nhân rất quyền lực trong ngành ngân hàng.
Mặc dù không còn giữ “ghế” trong Hội đồng quản trị ngân hàng ACB nhưng bầu Kiên vẫn được biết đến là người có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng này.
 
Họ tên
Nguyễn Đức Kiên
Năm sinh
1964 (48 tuổi)
Quên quán
Hà Bắc
Chức vụ
Phó Chủ tịch Hội đồng sáng lập ACB
Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Du lịch Dịch vụ Chợ Lớn
Thành viên HĐQT CTCP Du lịch Thiên Minh
Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP Tập đoàn Tài chính Á Châu
Chủ tịch CLB Bóng đá Hà Nội
Phó Chủ tịch CTCP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam  - VPF
Gia đình
Vợ: Đặng Ngọc Lan
Em: Nguyễn Đức Cương
Em: Nguyễn Thúy Hương
Em: Nguyễn Thúy Lan
Tài sản

Sinh năm 1964, năm nay mới 48 tuổi nhưng mái đầu bạc trắng đã làm cho ông bầu này có phần gìa hơn so với tuổi.
Thời trai trẻ bầu Kiên theo học tại Đại học kỹ thuật quân sự-Bộ Quốc phòng (từ 1980-1981) và sau đó học tại Trường kỹ thuật quân sự Zalkamatê, Hunggary (1981-1985).
Trong gần 10 năm sau đó, ông Kiên là cán bộ của Tổng công ty Dệt-May.
 
“Đại gia” ngân hàng
Năm 1994, ông Kiên cùng với các ông Trần Mộng Hùng, Phạm Trung Cang, Trịnh Kim Quang… sáng lập ra ngân hàng TMCP Á châu – ACB. Hiện nay, ACB là ngân hàng dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Từ năm 1994-2008, ông Kiên giữ chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT của ACB và trong đó giữ chức vụ Tổng giám đốc của ngân hàng này từ 2004-2006.
Báo cáo thường niên năm 2011 của ACB cho biết: ông Kiên từng là Chủ tịch Hội đồng Đầu tư, hiện này là thành viên thường trực Ủy ban Nhân sự, và thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro.
 
Các thành viên Hội đồng sáng lập của ACB
 
Năm 2008, ông Kiên cùng một số sáng lập viên khác của ACB rút ra khỏi các vị trí trong HĐQT và hình thành nên “Hội đồng sáng lập” gồm 6 thành viên. Ông Trần Mộng Hùng là Chủ tịch và ông Kiên là Phó Chủ tịch.
 
Đến trước khi thôi làm thành viên HĐQT của ACB, vợ chồng ông Kiên và 3 em của ông Kiên nắm giữ 9,71% cổ phần của ACB.
Trong đó, ông Kiên nắm giữ 3,75% và bà Đặng Ngọc Lan – vợ ông Kiên – nắm giữ 4,11%.
Giả sử tỷ lệ này vẫn giữ nguyên đến hiện tại thì số cổ phiếu ACB mà vợ chồng ông Kiên nắm giữ có trị giá hơn 1.900 tỷ đồng và mỗi người đều đứng trong top 20 người giàu nhất trên thị trường chứng khoán.
Ngân hàng ACB có đầu tư vào nhiều ngân hàng khác như Eximbank, Vietbank, Đại Á… và các nhân vật chủ chốt của ACB như ông Kiên cũng có thể có cổ phần tại các ngân hàng này.
Tại buổi tổng kết của VFF tháng 9/2011, chính bầu Kiên đã nhấn mạnh tầm ảnh hưởng đến ngân hàng Eximbank: “Với tư cách là cổ đông chính của Eximbank, tôi đề nghị Eximbank yêu cầu Liên đoán bóng đá Việt Nam xem xét, chấn chỉnh giải bóng đá vô địch quốc gia…”
Mỗi khi CLB Bóng đá Hà Nội đá trên sân nhà, ta có thể nhận thấy logo của 5 ngân hàng bao quanh sân gồm ACB, Eximbank, Techcombank, Đại Á và Vietbank.
Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch Techcombank và ông Phạm Trung Cang – Phó Chủ tịch Eximbank từng tuyên bố cùng bầu Kiên phát triển CLB Bóng đá Hà Nội.
Bầu Kiên từng có cổ phần tại ngân hàng Kiên Long nhưng đã bán đi toàn bộ cổ phần tại ngân hàng này.
Khi các thông tin về việc Sacombank bị thâu tóm mới xuất hiện, bầu Kiên là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên cùng với ông Trầm Bê. Tuy nhiên, khi mọi việc đã kết thúc, vẫn không thấy tên bầu Kiên xuất hiện mà chỉ có ông Phạm Hữu Phú đại diện cho Eximbank và ông Trầm Bê đại diện cho ngân hàng Phương Nam.
Doanh nhân đa ngành
Với bóng đá, Bầu Kiên là một trong những doanh nhân tiên phong đầu tư vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, CLB Hà Nội ACB của ông Kiên chưa gặt hái được thành tích đáng kể nào, đã 2 lần rớt hạng trong những mùa gần đây.
Bên cạnh lĩnh vực ngân hàng và bóng đá, bầu Kiên còn đầu tư vào rất nhiều lĩnh vực khác như du lịch, may mặc… Ông Kiên đã từng là Chủ tịch của Liên doanh dầu nhờn Caltex và Phó Chủ tịch của Liên doanh KFC Việt Nam.
Trong lĩnh vực du lịch, bầu Kiên có “ghế” trong hội đồng quản trị của CTCP Dịch vụ Du lịch Chợ Lớn (cùng với ông Phạm Trung Cang) và CTCP Du lịch Thiên Minh.
Năm 2011, công ty Thiên Minh được biết đến nhiều với thương vụ chi 45 triệu USD mua lại chuỗi khách sạn Victoria.
Theo báo cáo thường niên năm 2011 của Ngân hàng ACB thì hiện nay bầu Kiên là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn tài chính Á Châu. Nhiều khả năng đây là công ty quản lý các khoản đầu tư của ông Kiên.
Công ty này thành lập năm 2009, có trụ sở chính tại số 57B Phan Chu Trinh, phường Phan Chu Trinh - Hoàn Kiếm – Hà Nội.
 
Chơi xe sang biển đẹp
 
Hình ảnh chiếc xe Phantom Rồng hàng độc ở sân Hàng Đẫy được cho là của bầu Kiên
Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom ở sân Hàng Đẫy
Chiếc xe siêu sang Rolls-Royce Phantom ở sân Hàng Đẫy.
Bóng lộn và vệ vệ, Phantom giống như một chiếc
Bóng lộn và bệ vệ, Phantom giống như một chiếc "phi cơ trên mặt đất".
 Logo Rồng trên thân xe
Logo Rồng trên thân xe.
 Chiếc xe đeo biển 51
Chiếc xe đeo biển 51.
Khá nhiều người tò mò đứng cạnh nhìn ngắm chiếc xe hàng độc
Khá nhiều người tò mò đứng cạnh nhìn ngắm chiếc xe hàng độc.
Còn đây là chiếc Bentley Continental Flying Spur mang biển 56P luôn đỗ trước cửa sân Hàng Đẫy của bầu Kiên.
Được đặt cho biệt danh "tàu cao tốc bọc nhung" - chiếc siêu xe này có giá trên 500.000 USD khi về đến Việt Nam
Theo TTVN

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

Dân Trung Quốc khắp nơi biểu tình và đốt cờ Nhật



 
Người Trung Quốc biểu tình chống Nhật Bản ở Thâm Quyến (Ảnh: Reuters)

    Theo hãng tin Kyodo, ngày 19/8, biểu tình và tuần hành phản đối Nhật Bản đã diễn ra tại nhiều tỉnh, thành phố của Trung Quốc sau khi Tokyo bắt giữ và trục xuất 14 công dân nước này vì đã đặt chân lên quần đảo tranh chấp trên Biển Hoa Đông mà Nhật Bản gọi là Senkaku, còn Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư.
    Khoảng 2.000 người đã tuần hành trên các tuyến phố của thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, hô vang khẩu hiệu tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo này, đồng thời kêu gọi tẩy chay hàng hóa Nhật Bản và đốt cờ Nhật.
    Trong khi đó, hơn 1.000 người tại Hàng Châu, tỉnh Triết Giang, cũng xuống đường tuần hành, hô các khẩu hiệu chống Nhật.
    Tuần hành cũng diễn ra tại Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông và Hong Kong. Tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, khoảng 500 cảnh sát có vũ trang đã được triển khai ngăn chặn tuần hành quy mô lớn.
    Trên Internet lan truyền lời kêu gọi người dân ở hơn 10 thành phố của Trung Quốc xuống đường phản đối Nhật Bản, trong đó có Thượng Hải và Trùng Khánh, nơi nhiều công ty Nhật Bản mở văn phòng. Tuy nhiên, cơ quan chức năng đã lệnh gỡ bỏ chúng sau khi Tokyo trục xuất tất cả 14 nhà hoạt động nói trên./.

    (Vietnam+)

    Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

    Một bài báo của Trung Quốc bịa đặt trắng trợn và nực cười



    TP - Ngày 17-8, tờ báo mạng chính thống của tỉnh Hải Nam “Hinews.cn” đã đăng bài viết tiêu đề “Quân đội Việt Nam nói có thể đánh đến Bắc Kinh, lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ quân giải phóng chuẩn bị chiến đấu” và đã được hàng trăm trang mạng của Trung Quốc đăng lại.
    Nhìn vào tiêu đề, người ta đã thấy rõ ý đồ của người viết định kích động tâm lý thù địch với Việt Nam của người đọc. Hãy thử xem tác giả đã bịa đặt, vu cáo những gì để kích động dư luận Trung Quốc?
    Bài viết không đề tên tác giả và được mở đầu bằng thông tin, Trung Quốc có 2 lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ thì cả 2 đều thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải phụ trách địa bàn Biển Đông.
    Lý do của việc này được giải thích: “Tình tình tranh chấp chủ quyền Nam Hải phức tạp, các đảo bãi của nước ta (Trung Quốc) bị chiếm nhiều” .
    Bất chấp sự thật Biển Đông là biển chung của các nước xung quanh, tác giả ngang nhiên coi Biển Đông là của riêng Trung Quốc khi viết: “Tuy Nam Hải (Biển Đông) từ xưa đến nay đã là lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei đều tuyên bố có chủ quyền với một bộ phận Nam Hải.
    Trừ Indonesia, 4 quốc gia còn lại đều cưỡng chiếm một bộ phận đảo bãi thuộc Nam Hải của ta và vùng biển quanh đó.
    Lãnh đạo các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia đều đã đến các đảo bãi của ta bị họ cưỡng chiếm, kéo quốc kỳ để thể hiện chủ quyền.
    Philippines và Việt Nam còn thông qua luật trong nước, đưa các đảo bãi của Trung Quốc và vùng biển phụ cận vào phạm vi quản hạt chủ quyền của họ, lại còn thành lập cơ cấu chính quyền liên quan.
    Việt Nam còn ra sức khai thác dầu mỏ ở Nam Hải, từ nước vốn phải nhập khẩu nay trở thành nước xuất khẩu dầu.
    Việt Nam dùng những khoản lợi nhuận nhờ khai thác dầu mỏ, không ngừng mua các vũ khí trang bị công nghệ cao để đối kháng Trung Quốc”.
    Bài viết này còn cáo buộc Việt Nam mua sắm vũ khí để phòng vệ là nhằm “đối kháng Trung Quốc, đe dọa Trung Quốc”.
    Thật nực cười khi họ viết: “Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Nguyễn Hà Nhất thậm chí đã tuyên bố quân đội Việt Nam có thể đánh thẳng đến Bắc Kinh”.
    Đến đây, thì kẻ bịa đặt đã lộ mặt vì trong lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam từ trước đến nay không hề có vị tướng nào có tên là Nguyễn Hà Nhất cả, chứ chưa nói đến đó lại là người giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng.
    Quen thói dọa dẫm, bài báo viết, nhiệm vụ trung tâm của Hạm đội Nam Hải và hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ là “thu hồi các đảo bị cưỡng chiếm, bảo vệ quyền lợi biển”, “chuẩn bị sẵn sàng sử dụng biện pháp quân sự để thu hồi lãnh thổ và các quyền lợi biển”, “chỉ cần trung ương ra lệnh là hai lữ đoàn lính thuỷ đánh bộ sẽ xung trận ngay”…
    Lan Hương
    Nguồn: TP

    Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

    Không phải khi nào kẻ mạnh cũng thắng


    Nhật chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc trên đảo tranh chấp



    (Dân trí) - Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật đã ra lệnh cho cơ quan này chuẩn bị cho một cuộc xung đột khi một nhóm người từ Trung Quốc thực hiện chuyến đi tới quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

     Nhật chuẩn bị chiến tranh với Trung Quốc trên đảo tranh chấp
    Tờ China Times ngày 14/8 đưa tin, Mao Iwasaki, tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, đã lệnh cho lực lượng phòng vệ bờ biển, không, hải quân chuẩn bị cho cuộc xung đột trên quần đảo tranh chấp mà Nhật gọi là Senkaku trong khi Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.

    Trước đó Thủ tướng Nhật Noda cho biết cả Hải quân và không quân đều được nhận lệnh ngăn chặn bất kỳ hoạt động trái phép nào trên vùng biển Hoa Đông. Một tờ báo ở Tokyo, tờ Sankei Shimbun, cho biết lực lượng thủy đánh bộ Nhật sẽ được phái tới quần đảo nếu lực lượng phòng vệ bờ biển không đối phó được vấn đề.

    Trong khi đó một nhóm người Trung Quốc xuất phát từ Hồng Kông bắt đầu hành trình tới đảo tranh chấp từ hôm chủ nhật vừa qua. Họ sẽ gặp gỡ trên biển với các tàu khác từ Hạ Môn, Phúc Kiến và cảng Keelung, Đài Loan, để cùng đến quần đảo tranh chấp. Thông tin này được đài phát thanh Hồng Kông đăng tải.

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Liu Weiming đã cảnh báo Tokyo nên cẩn trọng trong cách đối phó với bất kỳ chiến dịch nào do dân thường Trung Quốc thực hiện mà theo lời người phát ngôn này là để “bảo vệ” quần đảo. Điều này có thể dẫn đến cuộc đối đầu toàn diện giữa hai quốc gia. Và người phát ngôn cũng cho biết an toàn của các nhà hoạt động Đài Loan tham gia vào chiến dịch cũng sẽ được giới chức đại lục bảo vệ.

    Quần đảo tranh chấp, được Nhật gọi là Senkaku, hiện do Nhật quản lý, cũng được Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.

    Vũ Quý
    Theo China Times, Kyodo
    Nguồn: Dân Trí

    Trung Quốc với chiến lược 'chiếm dần từng đảo'


    Cái gọi là thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm có thể là bàn đạp xuống phía nam để Trung Quốc lập các thành phố khác, thực hiện chiến lược chiếm dần từng nhóm đảo, rồi ôm trọn cả Biển Đông. 


    Tàu và máy bay quân sự Trung Quốc trong một cuộc tập trận. Ảnh: Xinhua
    Đây là nhận định của nhà phân tích Sarabjeet Singh Parma, học giả thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng Ấn Độ. Bài viết được đăng trên tạp chí Eurasia Review tháng này.
    Việc Trung Quốc thành lập đồn trú quân sự ở "Tam Sa" trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cùng với việc lập ra một hội đồng thành phố là những sự kiện làm thay đổi nghiêm trọng tình hình. Mục đich của họ, một là để mở rộng tầm với về quân sự; hai là tăng cường tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông; và ba là đối phó với chiến lược tái cân bằng của Mỹ ở khu vực.
    Về ý nghĩa quân sự, thiết lập một căn cứ có thể giúp Trung Quốc có “chiều sâu” về phòng thủ, tấn công và tăng phạm vi hoạt động. Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa, cách đảo Hải Nam 350 km về phía nam và nằm ở phía tây bắc của Biển Đông, có một vị trí chiến lược quan trọng.
    Từ đây Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi hoạt động xuống phía nam đảo Hải Nam và lục địa Trung Quốc. Đường băng trên đảo Phú Lâm dài khoảng 3 km, cho phép các máy bay tiêm kích của Trung Quốc như Sukhoi SU-30MKK hoạt động. Bản đồ kèm theo cho thấy khu vực có thể nằm trong tầm hoạt động của các loại máy bay JH-7 và SU-30 hoạt động từ hòn đảo này. Hơn thế nữa, đường băng trên đảo có khả năng kéo dài thêm bằng cách lấn thêm ra biển, tùy thuộc vào địa hình và độ sâu của mực nước ở khu vực.
    Căn cứ hải quân ở đảo Phú Lâm đã được nâng cấp trong nhiều năm nay với việc xây dựng một cầu cảng khoảng dài 400 m và một đê chắn sóng để bảo vệ tàu neo đậu ở đó. Độ sâu ở đây cho phép các tàu lớn như tàu khu trục và tàu khu trục nhỏ tới neo đậu. Độ sâu hiện nay còn có thể được tăng lên bằng cách nạo vét thêm để neo đậu hoặc cập bến cho các tàu lớn hơn.
    Tầm hoạt động của máy bay chiến đấu Trung Quốc xuất phát từ đảo Phú Lâm trên Biển Đông. Đường màu xanh dương là hải trình của các tàu thương mại chở đến 70% lượng dầu lửa nhập vào Nhật Bản. Đồ họa: IDSA
    Những hòn đảo xung quanh Phú Lâm, dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, có thể được sử dụng như một trạm theo dõi hoạt động hàng hải và thu thập thông tin tình báo. Những hình ảnh vệ tinh chụp năm 2008 cho thấy sự hiện diện của râu angten, chứng tỏ rằng Trung Quốc đã thiết lập một trạm nghe lén và theo dõi. Radar sẽ được bổ sung vào hệ thống mạng và làm cho các đảo này trở thành một nút thông tin liên lạc.
    Trước khi cơ sở hạ tầng được hoàn thiện để làm căn cứ đủ về số lượng cho máy bay và tàu chiến Trung Quốc, hòn đảo này có thể bị sử dụng như căn cứ tiền tiêu. Những cơ sở hiện có có thể bao gồm hầm ngầm, kho dự trữ đạn dược, hậu cần và hỗ trợ y tế, sửa chữa và bảo dưỡng và nơi ăn nghỉ. Mặc dù số lượng các cơ sở sẽ bị hạn chế do diện tích hẹp, hòn đảo vẫn có thể trở thành một tiền đồn có giá trị.
    Mặc dù sự hiện diện quân sự tiền tiêu của Trung Quốc bị coi là không mạnh, nhưng ít có quốc gia nào ở khu vực có thể ngăn cản được họ bằng phương cách vũ lực. Có chăng chỉ là khả năng các nước này đưa ra các tuyên bố phản đối miệng hoặc thông qua con đường ngoại giao.
    Nếu các nước chọn cách ngừng can dự hoặc ngừng đối thoại với Trung Quốc, các tiến bộ nhỏ nhoi và phải dày công mới đạt được, tính đến nay, có thể tê liệt. Viện trợ quân sự từ nước ngoài cho các nước tranh chấp có thể khiến Trung Quốc cứng rắn hơn.
    Điều 121 của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982) về các chế độ đảo quy định một hòn đảo cần phải duy trì điều kiện là nơi cư trú của con người và có đời sống kinh tế riêng, thì mới đủ điều kiện có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa.
    Vì thế dù Phú Lâm có diện tích hạn chế, Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp về kinh tế, xã hội, khoa học... để sau đó đưa yêu cầu chủ quyền đối với các khu vực hàng hải của hòn đảo theo Điều 121, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng tiếp giáp.
    Họ đang tính toán để một khoảnh đất gần 13 km vuông lại có thể mang cho họ thẩm quyền đối với 2 triệu km vuông vùng biển của các nước khác.
    Trung Quốc đòi chủ quyền Biển Đông theo đường lưỡi bò (màu đỏ) vô căn cứ và không được cộng đồng quốc tế chấp nhận. Đồ họa: IDSA
    Việc hội nghị bộ trưởng ASEAN không ra được một bản tuyên bố chung tại hội nghị gần đây là dấu hiệu cho thấy các nước thuộc Hiệp hội cần đoàn kết hơn và xây dựng một lập trường đa phương. Sự chia rẽ trong ASEAN sẽ tiếp tay cho Trung Quốc theo đuổi yêu sách đàm phán song phương. Trung Quốc luôn muốn đàm phán với từng nước có tranh chấp, bởi không nước nào có thế lực nhiều bằng họ. Nếu ASEAN đứng chung một vị trí trong tranh chấp, lợi thế của Trung Quốc sẽ giảm đi.
    Rất có thể Trung Quốc lợi dụng tình hình hiện nay để tính đến một chiến lược “đảo nối đảo”, tức là nhảy từng bước một từ đảo này xuống đảo kia.
    Nếu Trung Quốc quyết định thành lập các thành phố và vùng lãnh thổ tương tự trên các hòn đảo khác mà họ kiểm soát ở Biển Đông, họ sẽ có thể bao trùm toàn bộ yêu sách của mình trên Biển Đông bất chấp sự phản đối của các nước liên quan.
    Phạm Ngọc Uyển
    Nguồn:VNExpress

    Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

    Kẻ chia rẽ nói “không muốn chia rẽ”


    SGTT.VN - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh vừa tuyên bố “không muốn thấy ASEAN chia rẽ”, nhưng lại vòng vo: “Nam Hải (cách Bắc Kinh gọi Biển Đông) không phải là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc, mà là giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN có liên quan”. Dĩ nhiên là bà thứ trưởng muốn bóp nát từng cây lúa của “bó lúa” ASEAN để gặm nhấm dần và cưỡng chiếm hơn 80% Biển Đông.

    Trò xảo thuật ngôn từ của thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh không ma mị được ai, nhất là đối với chín ngoại trưởng ASEAN tại hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN ở Phnom Penh (AMM45). Họ là những người đã “vắt óc” nghĩ ra 20 dự thảo thông cáo chung, thậm chí có ngoại trưởng phải quay xe (khi đang trên đường ra phi trường về nước), để nói với Campuchia rằng, các ngoại trưởng ASEAN đồng ý ghi quan điểm của hội nghị lần này về Biển Đông giống như các hội nghị ngoại trưởng trước đây. Tất cả đều hiểu được hệ luỵ của việc không ra được thông cáo chung, chỉ trừ một ngoại trưởng không muốn hiểu…
    Ngoại giao thêm “ngữ mới”
    Ngày 7.8, khi đề cập tới việc các bên tham gia AMM45 không ra được thông cáo chung, bà Phó Oánh giải thích: “Lý do mà hội nghị ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45 không ra được thông cáo chung bởi vì một số quốc gia ASEAN cùng tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông tìm cách áp đặt lập trường của họ lên ASEAN”. Tuy không nêu đích danh, nhưng các nước bị cáo buộc “áp đặt” trong trường hợp này là Việt Nam và Philippines.
    Khi bà thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc sử dụng thành ngữ “áp đặt lập trường”, hay ngoại trưởng Campuchia Hor Nam Hong trước đó, tuy buộc phải đồng ý với sáng kiến của Indonesia về “Nguyên tắc sáu điểm” của ASEAN, vẫn “đổ vấy cho Việt Nam và Philippines về thất bại của hội nghị”, thì dư luận càng nhận diện đầy đủ hơn về bản chất vụ việc. Vấn đề ở đây là: một thành viên duy nhất trong mười nước ASEAN “nhẫm lẫn” về vai trò giữa một nước thành viên hiệp hội với một nước làm chủ tịch luân phiên.
    Truyền thông nhà nước Trung Quốc những ngày qua tiếp tục bày tỏ sự phẫn nộ trước tuyên bố của Chính phủ Mỹ trực tiếp phê phán Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông. Tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong một bài xã luận mới đây, đã yêu cầu Washington phải “ngậm miệng”, đồng thời cáo buộc Mỹ “đổ thêm dầu” vào lửa (?!) “Ngậm miệng” là cách mà dịch giả đã phải dùng đến uyển ngữ, chứ nếu cứ chuyển nguyên văn câu chữ ở bản gốc thì đã xảy ra điều xưa nay chưa từng có trong ngôn ngữ ngoại giao.
    Từ nay, “áp đặt lập trường” hay “ngậm miệng” trong từ điển ngoại giao sẽ có nghĩa là khi một nước nào không chấp nhận lập trường của Trung Quốc trong xử lý vấn đề tranh chấp trên Biển Đông giữa Trung Quốc và ASEAN. Nói cách khác, dù đã ký DOC, rồi ký tiếp Bản hướng dẫn thực hiện DOC và còn cam kết trước bàn dân thiên hạ, Trung Quốc và ASEAN sẽ sớm đàm phán để ký kết COC, nhưng bà Phó Oánh vẫn khẳng định, Biển Đông không phải là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN. Từ nay, nước nào còn nhắc đến giải pháp đa phương cho Biển Đông, thì dễ bị Bắc Kinh nhắc nhở: “Hãy ngậm miệng!”
    Vì sao buộc Mỹ “ngậm miệng”?
    Trung Quốc, vốn là xứ sở của văn hoá, vì sao phải đưa “ngôn ngữ chợ búa” vào các quan hệ giao tiếp quốc tế, vốn là lĩnh vực đòi hỏi sự lịch lãm và chuẩn mực về câu chữ? Ngoài kiến giải thông thường khi luận về một quốc gia (cũng có thể do “giận quá mất khôn”), nguyên nhân “cốt lõi” còn nằm ở tầng nấc sâu. Kịch bản Trung Quốc ở Campuchia vừa qua đã để lại một số di hoạ ngoài dự kiến của Bắc Kinh: các lá bài tẩy đối với ASEAN bị lật ngửa, các dân tộc trong khu vực thức tỉnh và cộng đồng quốc tế ngày càng nâng cao cảnh giác! Bà Phó nổi giận cũng dễ hiểu!
    Nhưng vì sao Trung Quốc buộc Mỹ phải “ngậm miệng” trong vấn đề tranh chấp Biển Đông, trong khi chính bản thân Trung Quốc luôn cổ suý cho cấu trúc an ninh Đông Á của ASEAN thông qua cơ chế “10+3”. Mà an ninh Đông Á là gì nếu như không phải là tổng hoà của an ninh Đông Bắc Á và an ninh Đông Nam Á. Những viên đá lát đầu tiên dẫn đến con đường hoà bình và phồn vinh khu vực, trước hết là lòng tin của mọi quốc gia lớn và nhỏ, trong và ngoài khu vực vào thành ý, sức mạnh tổng hợp và vai trò của các cường quốc liên quan. Chỉ bằng cách ấy, Trung Quốc mới có thể chiếm được một vị thế chủ đạo thực sự trong quá trình định hình cấu trúc an ninh khu vực.
    Nếu giận quá để mất khôn, Trung Quốc dễ rơi vào tình cảnh “kiếm củi ba năm, thiêu một giờ”. Cái lá đa “trỗi dậy hoà bình” của Trung Quốc có nguy cơ bị rụng nếu Trung Quốc tiếp tục vào các thềm lục địa của các nước để kêu gọi quốc tế vào đấu thầu, hay tiếp tục đưa hàng vạn tàu cá trá hình vào vùng biển các nước có chủ quyền. Trung Quốc không thể “múa gậy vườn hoang” khi Biển Đông giờ đây chính là cánh cửa để mở ra triển vọng “hợp tác văn minh”, “cùng thắng” thay cho tư duy “đại quốc tiểu nhân”, “gắp lửa bỏ tay người” như truyền thông Trung Quốc đang làm ầm ĩ mấy tuần nay.
    Trần Hiếu Chân
    Nguồn: SGTT