theo dõi

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Trung Quốc sẽ bị Ấn-Nhật ’đánh hội đồng’ trên biển Đông?

Đều có lợi ích quốc gia trên biển Đông, Ấn Độ và Nhật Bản đang tham gia ngày càng mạnh mẽ vào vấn đề biển Đông giữa lúc Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngang ngược đòi chủ quyền trên khu vực biển quan trọng này.



Nhiều năm qua, Ấn Độ và Trung Quốc luôn có những cuộc đối đầu căng thẳng dọc biên giới hai nước,
và thời gian gần đây là cả trên biển.
Trên biển Đông, Ấn Độ đang có những lợi ích quốc gia thể hiện qua một loạt dự án liên doanh giữa Tập đoàn dầu khí ONCG Videsh thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ với Việt Nam trong việc thăm dò và khai thác dầu khí trên biển Đông. Quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới đã nhiều lần bị Trung Quốc cảnh báo và dọa dẫm vì dám bước chân vào khu vực mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền mà chưa có sự chấp nhận của chính phủ nước này.
Đáp lại, chính phủ Ấn Độ vẫn khẳng định rằng hoạt động dò tìm dầu khí với Việt Nam trên biển Đông là hoạt động hợp pháp và tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực của Bắc Kinh.
Hải quân Ấn Độ tuyên bố sẽ can thiệp vào Biển Đông nếu lợi ích của nước này ở đây bị đe dọa.
Hải quân Ấn Độ tuyên bố sẽ can thiệp vào Biển Đông nếu lợi ích của nước này ở đây bị đe dọa.

Hồi đầu tháng 12/2012, đô đốc chỉ huy trưởng của Hải quân Ấn Độ D.K Joshi tuyên bố nước này sẵn sàng phái tàu chiến đến biển Đông để bảo vệ  quyền lợi dầu mỏ của đất nước trước hàng loạt những hành động hiếu chiến của Trung Quốc.
"Trong một số lĩnh vực, ONGC Videsh có lợi ích nhất định. Chúng tôi có thể không hiện diện tại vùng biển đó quá thường xuyên, nhưng một khi lợi ích của đất nước đòi hỏi- chẳng hạn như ONGC Videsh, chúng tôi sẽ buộc phải tới đó" - Đô đốc Joshi tuyên bố.
Với Nhật Bản, nước này coi mối đe dọa của Trung Quốc chủ yếu từ biển, bởi vì các tuyến đường hàng hải của Nhật Bản chạy song song với bờ biển kéo dài của Trung Quốc ở biển Hoa Đông và biển Đông. Những tuyên bố và hành động của Trung Quốc cho thấy họ thực sự muốn kiểm soát các tuyến đường biển quốc tế và các nguồn tài nguyên ở vùng biển này. Khi thành công, họ sẽ đưa ra các quy định về hoạt động của tàu và máy bay quân sự nước ngoài trên biển Đông. Điểm mấu chốt là cho dù Trung Quốc đưa ra cam kết tốt đẹp về đảm bảo tự do hàng hải, các quyền kiểm soát hoàn toàn hoặc chủ quyền lãnh hải bên trong “đường 9 đoạn” thực sự mâu thuẫn với lợi ích hàng hải của tất cả các nước liên quan.
Nhật Bản có mối quan tâm trực tiếp để đảm bảo rằng Trung Quốc không giành thế độc quyền thương mại và hải quân ở khu vực này. Trong cuộc hội đàm ngày 10/1/2013, Ngoại trưởng Philippines và Nhật Bản đồng ý phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược, bao gồm việc tăng cường hợp tác biển trong bối cảnh có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Phía Nhật Bản tuyên bố sẽ cho Philippines vay khoảng 50 tỷ yên (hơn 567 triệu USD) để phát triển cơ sở hạ tầng.
Giúp Philippines, với Nhật Bản là tự giúp mình. Bởi vì vành đai thứ hai ở biển Đông hỗ trợ tuyến phòng thủ biển, khi nó phân tán lực lượng quân sự của Trung Quốc đang tìm cách xâm nhập vào vành đai phòng ngự hải quân thứ nhất bao quanh Nhật Bản và các đảo Senkaku.
ổng thống Philippine Aquino chào mừng Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 10/1
ổng thống Philippine Aquino chào mừng Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida hôm 10/1


Là một người theo đuổi đường lối cứng rắn với Trung Quốc, Thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản, ông Shinzon Abe từng tuyên bố, Tokyo phải đóng vai trò lớn hơn ở các vùng biển thuộc khu vực và cần tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á.  Vào những ngày tới đây, ông Abe sẽ có chuyến công du đầu tiên sau khi nhậm chức tới Đông Nam Á, trong đó Việt Nam sẽ điểm dừng chân đầu tiên.
Đây là thông điệp rất rõ ràng của tân Thủ tướng Nhật nhằm thể hiện chính sách đặt trọng tâm ngoại giao vào Đông Nam Á, các đối tác chiến lược như Ấn Độ, Úc mà ông kêu gọi tăng cường hợp tác về an ninh hàng hải. Thực sự, ông Abe đang khẳng định sẽ không lùi bước trước Trung Quốc như đã từng thể hiện trước các đối thủ chính trị.
Bên cạnh đó, nước Nhật đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi chuẩn bị tới 3 kịch bản chiến tranh với Trung Quốc.
Trong vài năm gần đây, quan hệ hợp tác chiến lược Ấn - Nhật được cải thiện mạnh mẽ. Hồi tháng 6/2012, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Hải quân Ấn Độ đã tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp lần đầu tiên tại vịnh Sagami, khu vực Kanagawa, Nhật Bản. Hai nước đã tiến hành diễn tập các khoa mục như chiến thuật hành động hạm đội, máy bay US-2 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng tiến hành diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
Tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc cho rằng, thông qua diễn tập quân sự, hai nước muốn tăng cường hợp tác song phương, đồng thời xây dựng quan hệ tin cậy để ngăn chặn Trung Quốc, kiềm chế Trung Quốc. Đặc biệt là khi Ấn Độ kiểm soát tuyến đường hàng hải quan trọng ở Ấn Độ Dương.
Dù thế nào đi chăng nữa, có vẻ những động thái hiếu chiến của Trung Quốc trong các nỗ lực theo đuổi các tuyên bố chủ quyền đang đẩy các nước có liên quan xích lại gần nhau, hợp tác với nhau chặt chẽ chẽ hơn để đối phó với Trung Quốc.
Nguồn: Phụ nữ today

1 nhận xét:

  1. Như thế rõ ràng TQ đã tạo điều kiện để các quốc gia ven biể đoàn kết với nhau hơn

    Trả lờiXóa

Đăng một nhận xét