theo dõi

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

Mỹ bất ngờ để lộ kế hoạch gây chiến với Trung Quốc

Người Mỹ hiểu rằng, sau nhiều thập kỷ âm thầm phát triển kinh tế và xây dựng lực lượng quân sự, Trung Quốc hiện nay đã trở nên khá tự tin và ngạo mạn. Nếu nước Mỹ đợi đến khi kinh tế hồi phục, rất có thể khi đó họ sẽ chẳng còn lại gì và đành ngậm ngùi nhìn Trung Quốc “điều khiển” mình.

Kế hoạch của Mỹ là phát động một cuộc chiến tranh trên không và trên biển ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Tờ “Báo cáo tình báo hàng ngày” (Mỹ) số ra ngày 16/4 vừa qua đã trích một phần trong tài liệu của Viện chính sách chiến lược Australia (ASPI) cho biết, Mỹ và các nước đồng minh châu Á, đặc biệt là Australia và Nhật Bản đang gấp rút hoàn thiện một bản kế hoạch chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh chống Trung Quốc.
Tài liệu của ASPI mang tên “Kế hoạch chiến tranh không thể tưởng tượng: Trận chiến Không – Hải và tác động đối với Australia” đã được Lầu Năm Góc phát triển từ 3 năm qua và là một thành phần không thể thiếu cho chiến lược “Trở lại châu Á – Thái Bình Dương” của chính quyền Obama nhằm ngăn chặn Trung Quốc trên tất cả các mặt trận ngoại giao, kinh tế, thương mại và quân sự.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Mỹ phải tính đến giải pháp sử dụng biện pháp quân sự với Trung Quốc là do nền kinh tế của nước này cùng như kinh tế thế giới ngày càng xấu đi. Việc sử dụng sức mạnh quân sự sẽ thay thế vai trò của kinh tế và ngăn chặn việc Trung Quốc trở thành kẻ chiếm đoạt sức mạnh của Mỹ ở châu Á và trên toàn thế giới. Nhà phân tích Ben Schreer của ASPI cho biết, Lầu Năm Góc đang toan tính một chiến lược quân sự nhằm phát động và đánh thắng trong cuộc chiến tranh lớn chống Trung Quốc.
Theo Lầu Năm Góc, Trận chiến Không – Hải là chiến lược phát động một cuộc chiến tranh chủ yếu sử dụng các loại tàu chiến, máy bay chiến đấu và tên lửa nhằm phá hủy  toàn bộ hạ tầng quân sự và bao vây phong tỏa làm tê liệt kinh tế Trung Quốc mà không cần xâm lược.
Tài liệu của ASPI mô tả, Trận chiến Không – Hải sẽ được bắt đầu bằng việc Mỹ sẽ tìm cách buộc Trung Quốc phải nổ súng tấn công trước và sau đó Mỹ sẽ tiến hành một chiến dịch đáp trả và thực hiện một chiến dịch kế tiếp đó nhằm làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của quân đội Trung Quốc (PLA), sử dụng các loại tên lửa phá hủy các hệ thống vũ khí trên bộ và phong tỏa từ xa các tàu thuyền thương mại của Trung Quốc ở eo biển Malacca cũng như các nơi khác.
Tuy nhiên, nhà phân tích Schreer của ASPI cho rằng chiến dịch làm tê liệt các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của PLA có thể dẫn đến nguy cơ Trung Quốc phản ứng quyết liệt, kể cả khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Nói cách khác, nếu Mỹ phá hủy khả năng theo dõi các tên lửa đang trên đường bay tới mục tiêu, Trung Quốc sẽ cho rằng đây là một cuộc tấn công hạt nhân và có thể trả đũa bằng biện pháp tương tự.
Đến nay, các kế hoạch chuẩn bị cho Trận chiến Không – Hải của Lầu Năm Góc không chỉ dừng lại ở trên giấy tờ. Trên khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ đã âm thầm tổ chức hàng loạt căn cứ quân sự tiền phương để đối phó với các cuộc tấn công tên lửa, bố trí lực lượng dày đặc, di chuyển tới 60% lực lượng hải quân Mỹ về châu Á và phát triển một thế hệ vũ khí mới nhằm phát động một cuộc chiến tranh trên biển và trên không ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Mỹ đã di chuyển hơn 60% lực lượng hải quân của mình về châu Á nhằm chuẩn bị cho Trận chiến Không - Hải.
 (Ảnh minh họa)
Trong kế hoạch này, Triều Tiên đang là cái cớ rất hữu ích để Mỹ triển khai thêm lực lượng quân sự. Mỹ cùng với Nhật đang ráo riết xây dựng các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo để sẵn sàng vô hiệu hóa những đòn đánh trả của Trung Quốc trong trường hợp chiến tranh nổ ra. Lầu Năm góc xác định Nhật Bản và Australia sẽ là trung tâm trong các kế hoạch chiến tranh. Nhật Bản và các căn cứ Mỹ đặt tại Nhật sẽ là “tiền đồn” để bao vây phong tỏa các tàu chiến, tàu ngầm Trung Quốc, đồng thời quân đội Nhật sẽ là lực lượng bổ sung cho quân đội Mỹ.
Trong Trận chiến Không – Hải, Australia sẽ là một “chốt chặn” vô cùng quan trọng giúp Mỹ bao vây phong tỏa kinh tế Trung Quốc bằng cách cắt đứt sự lưu thông của tàu thuyền Trung Quốc đi qua khu vực Đông Nam Á. Để chuẩn bị cho nhiệm vụ này, hồi cuối năm 2011, Mỹ đã được Australia cho phép triển khai Lực lượng Đặc nhiệm Lính thủy đánh bộ ở căn cứ Darwin và mở cửa các căn cứ khác cho tàu chiến và máy bay Mỹ đồn trú. Mỹ cũng hối thúc Australia phải phát triển các loại tàu ngầm có khả năng hoạt động tầm xa để chống lại hải quân Trung Quốc.
Mặc dù tài liệu của ASPI cũng như Lầu Năm Góc cho rằng chiến lược Không-Hải chỉ nhằm mục đích phòng thủ, nhưng rõ ràng để làm suy yếu ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương, chính quyền Obama đang tìm cách thổi bùng những điểm nóng nguy hiểm trong khu vực, kể cả bán đảo Triều Tiên và các điểm nóng khác. Sách Trắng Quốc phòng năm 2009 của Australia đã xác định "có khả năng sẽ cùng Mỹ phát động một cuộc chiến Không-Hải chống Trung Quốc".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng một nhận xét