(GDVN) - Nhật Bản
cung cấp tàu tuần tra cho Cảnh sát biển Việt Nam, tăng cường hiệu quả
hợp tác Nhật - Việt trong lĩnh vực đảm bảo an ninh ở Biển Đông, "đối phó
với (những hành vi khiêu khích của) Trung Quốc".
Lực lượng Hải giám Trung Quốc tác oai tác quái trên Biển Đông, nhiều lần xâm phạm chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Thời báo Hoàn Cầu ngày 8/5 dẫn nguồn tin báo Sankei Nhật Bản cùng ngày cho biết, chính phủ Nhật Bản hôm 7/5 nói rằng trong hội nghị về an ninh biển giữa Nhật Bản với Việt Nam sẽ diễn ra trong tháng này, Nhật Bản sẽ đề nghị chính phủ Việt Nam nên "tách lực lượng Cảnh sát biển ra khỏi biên chế Bộ Quốc
Cũng dẫn nhận định của tờ Sankei, Thời báo Hoàn Cầu cho hay việc Nhật Bản đề nghị một nước khác thay đổi cơ cấu, biên chế của lực lượng Cảnh sát biển là một động thái hiếm gặp.
Theo Sankei, sở dĩ Nhật Bản đưa ra đề xuất này là vì Nhật Bản không thể cung cấp tàu tuần tra cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam thông qua kênh ODA vì luật pháp hiện hành của Nhật Bản không cho phép viện trợ ODA cho "các tổ chức quân sự", trong khi về cơ cấu tổ chức, Cảnh sát biển Việt Nam thuộc biên chế của Bộ Quốc phòng.
Tờ Hoàn Cầu nói thêm, trong cuộc hội nghị an ninh biển Việt - Nhật sắp tới, phía Nhật Bản sẽ cử các quan chức ngoại giao, quốc phòng và Cảnh sát biển tham dự và sẽ thảo luận với các đối tác Việt Nam về vấn đề tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông, chống cướp biển và triển khai công tác cứu hộ.
Bản tin trên Thời báo Hoàn Cầu cho biết, trong những năm gần đây Nhật Bản và Việt Nam không ngừng tăng cường hợp tác trong lĩnh vực an ninh, bắt đầu từ năm 2012 quân đội Nhật Bản đã giúp Việt Nam đào tạo các nhân viên y tế phục vụ trên tàu ngầm cũng như đào tạo sĩ quan chỉ huy Cảnh sát biển.
Thời báo Hoàn Cầu suy diễn một cách tức tối khi cho rằng Nhật Bản và "một số quốc gia" đang "nhúng tay vào Biển Đông" bất chấp việc Bắc Kinh phản đối "quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông và sự can thiệp từ bên ngoài".
Chỉ dựa trên những thông tin đó, Thời báo Hoàn Cầu quy kết rằng Nhật Bản đang vận động một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á "bao vây Trung Quốc", bất chấp một thực tế rằng Bắc Kinh đã và đang ngày càng leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông khiến các quốc gia láng giềng, khu vực và cộng đồng quốc tế quan ngại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét