TT - Ngay sau tuyên bố cứng rắn sẽ bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá của Thủ tướng Shinzo Abe, Lực lượng tuần duyên Nhật Bản (JCG) đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Nhật.
Kyodo News dẫn lời JCG thuộc Naha, thủ phủ tỉnh
Okinawa, cho biết con tàu đánh cá 100 tấn của Trung Quốc bị phát hiện
lúc 7g45 sáng tại vùng nước cách đảo Miyako khoảng 46km về hướng đông
bắc. Miyako cách hòn đảo lớn nhất thuộc Senkaku/Điếu Ngư khoảng 210km.
Sau khi máy bay tuần tra của Nhật Bản cảnh cáo chiếc tàu xâm nhập trái
phép vào lãnh hải Nhật Bản và các tàu của JCG xuất hiện, chiếc tàu đánh
cá Trung Quốc bỏ chạy nhưng cuối cùng bị chặn lại.
Bình Nhưỡng thử hạt nhân trước 10-2?
Đài
KCNA của CHDCND Triều Tiên cho biết lãnh đạo Kim Jong Un đã đưa ra một
“quyết định quan trọng” tại cuộc họp lớn của Quân ủy trung ương, với sự
hiện diện của các chỉ huy hải lục không quân và lực lượng tên lửa chiến
lược. Cuộc họp cũng tập trung thảo luận về “bước chuyển mình vĩ đại”
trong sức mạnh quân sự của Bình Nhưỡng.
Tuyên bố này được cho là ám chỉ kế hoạch thử hạt nhân lần ba của Bình Nhưỡng. Vụ thử có thể diễn ra trước ngày 10-2.
|
Thuyền trưởng 63 tuổi của con tàu thừa nhận đã hoạt
động trái phép và cho biết chiếc tàu đang đánh bắt san hô để phục vụ nhu
cầu trang sức ở Trung Quốc.
Theo luật Nhật Bản, đánh bắt trái phép trong phạm vi
200 hải lý khu vực đặc quyền kinh tế có thể bị phạt đến 10 triệu yen
(khoảng 108.000 USD). AFP đưa tin thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc đã bị
đưa tới Miyako bằng tàu của JCG, 12 thủy thủ còn lại và con tàu đã cập
đảo dưới sự giám sát của lực lượng Nhật Bản. Trong khi đó giờ chót, Tân
Hoa xã cho biết ngày 3-2 Tokyo đã phóng thích thuyền trưởng và các thủy
thủ của con tàu.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản bắt một thuyền trưởng
Trung Quốc vì đánh bắt trái phép tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư kể từ năm
2010. Vụ việc đe dọa gây nên sóng gió mới cho cuộc xung đột đang leo
thang giữa Tokyo và Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ đến mức cuối tháng 9
vừa qua, Bắc Kinh đã hủy bỏ lễ kỷ niệm 40 năm bình thường hóa quan hệ
giữa hai nước. Đến nay, Bắc Kinh chưa đưa ra tuyên bố hoặc phản ứng nào.
Hồi tháng 9-2010, Tokyo đã bắt giữ thuyền trưởng một tàu cá khi tàu này
liều mạng đâm vào tàu của JCG.
Hai chuyến thăm, hai thái cực
Vụ bắt giữ diễn ra cùng ngày với chuyến thăm lực lượng
phòng vệ và JCG tại Okinawa của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Dự đoán tình
hình tranh chấp sẽ còn diễn biến nghiêm trọng, thủ tướng Nhật quyết liệt
kêu gọi các thành viên JCG sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và khẳng định
Tokyo sẽ giữ vững lãnh thổ bằng mọi giá. Theo báo South China Morning
Post, cùng lúc, lãnh đạo Tập Cận Bình của Trung Quốc cũng thăm một căn
cứ không quân tại tây bắc sa mạc Gobi. Theo giới quan sát, đó có thể là
căn cứ không quân tỉnh Cam Túc. So với ông Abe, ông Tập thể hiện thái độ
mềm mỏng hơn khi bày tỏ sự “quan tâm đến binh lính và sĩ quan - bao gồm
các phi công, nhà khoa học, kỹ sư - ở căn cứ”.
“Tôi nghĩ Bắc Kinh muốn hạ nhiệt tranh chấp
Senkaku/Điếu Ngư bởi ông Tập không thăm hạm đội đông hải” - một nhà phân
tích cho biết.
Trong khi đó, chuyên gia thuộc Đại học Luật và khoa học
chính trị Thượng Hải nhận định ông Tập có thể muốn chuyển hướng tập
trung từ Senkaku/Điếu Ngư sang những vấn đề khác: “Thật ra, các bài phát
biểu trước của ông Tập và cuộc gặp của ông với đặc sứ Natsuo Yamaguchi
của ông Abe, chúng ta có thể thấy Trung Quốc muốn tránh đưa tranh chấp
Senkaku/Điếu Ngư trở thành xung đột quân sự, và hi vọng tranh chấp có
thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”.
Tuy nhiên, như AP cho biết, trong phát biểu trước đó
với Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập khẳng định sẽ không
nhượng bộ để bảo vệ những lợi ích cốt lõi của Bắc Kinh. Trong diễn biến
khác, Nhật báo Quân Đội Trung Quốc đưa tin quân đội nước này đã bắt đầu
đưa các chỉ thị tiếng Anh vào các cuộc diễn tập quân sự để binh sĩ làm
quen với ngôn ngữ của “lực lượng thứ ba”. Giới phân tích nhận định động
thái mới cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị cho khả năng can thiệp của Mỹ
trong trường hợp xảy ra đụng độ quân sự với các nước láng giềng.
Nhật hỗ trợ phương nam
Trong bối cảnh đông Á ngập trong căng thẳng, Tokyo đang
cùng lúc tăng cường sức mạnh quân sự và hỗ trợ những nước có cùng mối
lo ngại về Trung Quốc ở phía nam châu lục. Bên cạnh hỗ trợ tàu tuần tra
cho Philippines, Campuchia, Tokyo cũng đẩy mạnh đầu tư vào các nước như
Thái Lan, Myanmar, Singapore…
Trả lời phỏng vấn trong những ngày cuối cùng tại nhiệm,
cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nhận định tình hình tại châu Á -
Thái Bình Dương sẽ rất khó khăn bởi “vẫn còn tiếp tục những đối đầu,
những đối thoại nóng bỏng và sự hiện diện của đội tàu Trung Quốc tại khu
vực”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét