Choáng váng chiêu “bôi bẩn” đồng nghiệp của một số tờ bá
(Nguoiduatin.vn)
- Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những tờ báo này đang dùng
chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu “đánh hội đồng”, bới lông
tìm vết, thậm chí bịa đặt…
Trong khi những tờ báo lớn như Tuổi Trẻ, Thanh Niên
là những mô hình báo chí thành công về mọi mặt thì nhiều tờ báo thuộc
một số cơ quan ở TP Hồ Chí Minh đã tự đánh mất mình và đánh mất bạn đọc
vì lối làm báo xơ cứng, thiếu hơi thở của đời sống, xa rời bạn đọc hoặc
chỉ chạy theo lợi nhuận quảng cáo mà quên mất nội dung thông tin.
Ở
thời đại thông tin, khi nhu cầu và trình độ của độc giả đã được nâng
cao, những cách làm báo tự cho mình là chính thống theo kiểu “ông trời”
con, muốn “phán” gì cũng được như báo Sài Gòn Giải phóng
hoặc chỉ chạy theo phục vụ các “đại gia” nhiều tiền với la liệt các
loại PR, quảng cáo trá hình trơ trẽn và thô thiển trên trang báo như báo
Phụ nữ TP Hồ Chí Minh thì việc bị người đọc quay lưng, ngoảnh
mặt cũng là điều dễ hiểu. Thay vì tự làm mới mình để phát triển, những
tờ báo này đang dùng chiêu cạnh tranh bôi bẩn đồng nghiệp theo kiểu
“đánh hội đồng”, bới lông tìm vết, thậm chí bịa đặt…
Đã
có hàng chục nghìn lượt trích dẫn, phỏng vấn và bài cộng tác các đồng
chí lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học
từng được đăng trên báo Đời sống và Pháp luật
Tác nghiệp theo cách... đứng trên tất cả
Như một sự sắp đặt mang tính chất “liên minh” từ trước, sáng hôm qua (28/5/2012), 2 tờ báo thuộc các cơ quan TP. Hồ Chí Minh là Sài Gòn Giải phóng và Phụ nữ TP Hồ Chí Minh đồng loạt đăng bài phê phán báo “lá cải” và cơ quan quản lý báo chí.
Trong khi tự cho mình quyền đưa ra nhận định thay cho cơ quan chức năng quản lý báo chí, để tăng tính “gây sốc”, tờ Sài Gòn Giải phóng còn
dẫn ý kiến của một sĩ quan an ninh - Ông Nguyễn Tuấn Việt, thiếu tá,
phó trưởng phòng An ninh báo chí (phía Nam) của Cục An ninh truyền thông
đưa ra ý kiến “chỉ đạo” cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí là Bộ Thông
tin -Truyền thông cần phải làm thế này, thế khác như sau: "Cần kiên
quyết, nghiêm minh trong việc quản lý và xử lý báo chí sai phạm; tránh
tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí có đầy đủ công cụ quản lý
trong tay nhưng không xử lý đúng mức đối với các cơ quan báo chí vi
phạm. Bộ Thông tin - Truyền thông cần tiến hành thanh tra và xử lý mạnh
tay đối với các tờ báo có thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục.
Đồng thời, cần sớm có quy hoạch báo chí, ngưng cấp phép đối với những tờ
báo hoạt động không hiệu quả, cần mạnh dạn loại bỏ và xử lý người đứng
đầu đối với các tờ phụ trương, chuyên đề đã có nhiều sai phạm”.
Những
bài báo này sẽ khách quan và hữu ích nếu như mang tính xây dựng. Đáng
tiếc là trong khi khoác “tấm áo đạo đức” và lên giọng dạy dỗ người khác,
dưới chiêu bài phê phán báo “lá cải”, hai tờ báo này đã “trình diễn”
một cách làm báo “lá cải” nhất với những lời bôi bẩn đồng nghiệp một
cách thiếu văn hoá, thậm chí đưa ra những thông tin bịa đặt mà không hề
kiểm chứng.
Một
trong số những điều mà báo “lá cải” khiến nhiều người “sợ” nhất là việc
trở thành nạn nhân của những cuộc “trả lời phỏng vấn” mà như không được
nói, theo đó mọi câu trả lời đều được bóp méo, xuyên tạc, cắt cúp theo ý
đồ của phóng viên, mọi việc làm, cử chỉ dù là vô tình của đối tượng
phỏng vấn đều được đưa vào bài viết theo góc nhìn của người viết. Những
cuộc phỏng vấn này thường được đưa ra với một lời quy chụp chung chung
theo kiểu: “nhiều người cho rằng…”, “có ý kiến nói rằng…”. Thì đây,
trong bài “Ma trận truyền thông – choáng váng với báo lá cải”, một phóng
viên trẻ của báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh đã không ngần ngại thể hiện
cách tác nghiệp “phỏng vấn” theo kiểu “ông trời con” đối với… lãnh đạo
một tờ báo khác.
Xin
được trích lại nguyên văn đoạn box trong bài viết này: “Chiều
24/5/2012, chúng tôi hẹn phỏng vấn ông Trần Tiến Dũng - Trưởng văn phòng
đại diện Báo Đời sống và Pháp luật (Hội Luật gia VN). Phóng viên đặt vấn đề: “Một số người cho rằng tờ Đời sống và Pháp luật cùng một số ấn phẩm phụ như Hôn nhân và Pháp luật thứ 7, Người đưa tin đang
dần lá cải hóa để thu hút bạn đọc, bất ngờ, ông Nguyễn Tiến Thanh (Tổng
biên tập Báo Đời sống và Pháp luật), lúc này đang ngồi ở bàn làm việc
bên cạnh, chen ngang cuộc phỏng vấn. Ông nổi giận cho rằng phóng viên
Báo Phụ Nữ TP đặt vấn đề sai và chỉ đạo ông Dũng ngưng ngay cuộc phỏng vấn. Ông Thanh quát tháo: “Báo Đời sống và Pháp luật hoạt
động với tôn chỉ khác, không làm theo kiểu lá cải, người ta lấy căn cứ
nào dám bảo báo của chúng tôi lá cải?. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP: “Riêng trong tháng 5/2012, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM đã chỉ ra nhiều tin bài của Báo Đời sống và Pháp luật, đã vi phạm Nghị định 51. Ông Thanh tiếp tục cắt ngang: “Đó là chuyện của Sở, họ có quyền thống kê”. Phóng viên Báo Phụ Nữ TP:
“Thưa ông, còn những ấn phẩm phụ của Đời sống và Pháp luật như Hôn nhân
và Pháp luật, Người đưa tin thì thế nào?”. Ông Thanh vẫn chưa hết nóng
giận, tuyên bố từ chối trả lời phỏng vấn”.
Trên
thực tế, phóng viên này đăng ký gặp ông Dũng (quyền trưởng cơ quan đại
diện, không phải trưởng Văn phòng đại diện như bài báo đưa) với nội dung
trao đổi về kinh nghiệm của một tờ báo có lượng phát hành lớn, nhưng
đến khi gặp lại đưa ra câu hỏi mang tính quy chụp cho rằng tờ báo “đang
dần lá cải hoá để thu hút bạn đọc”. Tổng biên tập báo Đời sống và Pháp luật đã
yêu cầu dừng cuộc phỏng vấn vì phóng viên trẻ này đã vi phạm quy chế
phỏng vấn của cơ quan quản lý Nhà nước và nhắc nhở về đạo đức nghề
nghiệp của người phỏng vấn cũng như quyền của người được phỏng vấn,
không hề có chuyện nóng giận và quát tháo. Việc bà tổng biên tập báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh cho đăng đoạn “phỏng vấn” nói trên đủ cho thấy thế nào là một tờ báo “lá cải” theo đúng nghĩa của từ này.
Quy chụp và xúc phạm danh dự một cách vô văn hoá
Tương tự như báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh, với tiêu đề: “Thảm hoạ “báo lá cải””, báo Sài Gòn Giải phóng số
ra ngày 28/5/2012 đăng bài của tác giả Đường Loan với một cách tác
nghiệp “lá cải” mang tính “gây sốc”, sử dụng những lời lẽ quy chụp để
bôi bẩn đồng nghiệp một cách trắng trợn nhất. Báo SGGP viết: “Hãi hùng
nhất trong việc “trồng cải” là “tập đoàn” ĐS&PL với 4 ấn phẩm “con,
cháu”. Đáng chú ý, tờ báo chính là ĐS&PL chỉ được xuất bản 4
số/tuần thì ấn phẩm phụ Người đưa tin lại được cấp phép xuất bản hàng
ngày! Có số lượng hùng hậu “tập đoàn” này làm mưa làm gió với những
thông tin trơ trẽn, thô tục về tư, tình, tiền, tù tội”.
Chúng
tôi chưa nói đến tính đúng sai trong một số thông tin trong đoạn bài
báo này (như chuyện cấp phép) mà chỉ nói đến cách viết tuỳ tiện, thiếu
hiểu biết, vô văn hoá đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự của không chỉ Báo
ĐS&PL mà còn với hàng chục vạn độc giả và đặc biệt là những người đã từng tham gia đóng góp tin bài, trả lời phỏng vấn trên báo ĐS&PL.
Trong hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Báo ĐS&PL
tự hào và có thể liệt kê, chứng minh rằng: Đã có hàng chục ngàn lượt
các nhà khoa học, các chuyên gia; Lãnh đạo các bộ, ban, ngành của trung
ương cũng như các địa phương (trong đó có cả lãnh đạo của Thành uỷ TP Hồ
Chí Minh-cơ quan chủ quản của báo SGGP) và thậm chí các đồng chí lãnh
đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước đã từng trả lời phỏng vấn, viết bài
trực tiếp, trích dẫn đăng trên báo ĐS&PL.
Báo
cũng đã tổ chức nhiều loạt bài và các tin bài lẻ khác thông tin, tuyên
truyền, đóng góp ý kiến về các chủ trương lớn, hoạt động lớn của Đảng,
Nhà nước và các cơ quan quản lý khác. Từ các kỳ Đại hội, hội nghị của
Đảng đến các kỳ họp Quốc hội, các diễn đàn, hội thảo quốc tế với sự có
mặt của các nguyên thủ, các nhà khoa học từ nhiều quốc gia trên thế
giới. Vậy mà tác giả bài báo này dám viết một câu nhận xét: “...làm mưa
làm gió với những thông tin TRƠ TRẼN, THÔ TỤC” (Chúng tôi nhấn mạnh
những chữ viết hoa - PV). Không có từ ngữ nào chính xác hơn để mô tả
cách viết báo này là “quy chụp, thiếu hiểu biết và vô văn hoá”.
Ngay sau khi Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải bài viết, Báo ĐS&PL đã nhận được nhiều thư, điện thoại của độc giả bày tỏ sự bất bình về nội dung bài báo của Báo Sài Gòn Giải phóng và đề nghị Báo ĐS&PL phải lên tiếng để bảo vệ danh dự cho bản thân tờ báo và hàng chục vạn độc giả, cộng tác viên của Báo.
Với cách viết quy chụp như trên, bài báo này còn tiếp tục: “Ngay cả ĐS&PL,
bạn đọc cũng “ngã ngửa” khi phác hoạ bức tranh xã hội Việt Nam quả là
dễ sợ đủ chuyện cướp – giết - hiếp với giọng văn vô cảm và bỏ lửng,
không hề thấy nhà báo phân tích việc nào đúng việc nào trái pháp luật;
hung thủ có khả năng phạm tội gì, điều luật nào, nạn nhân có thể vận
dụng pháp luật để giải quyết vấn đề theo cách nào...”.
Chúng
tôi thực sự bất ngờ với cách viết quy chụp một cách “trơ trẽn” và “chợ
búa” trong đoạn bài báo trên. Qua hơn 10 năm hình thành và phát triển,
với hàng triệu tin, bài mà Báo ĐS&PL đã xuất bản, không
hiểu tác giả Đường Loan đã đọc được bao nhiêu bài mà dám “tổng kết” như
trên. Trong khuôn khổ bài báo này, chúng tôi cũng không muốn liệt kê
tính toán từng bài báo cụ thể để “so đo” với tác giả Đường Loan của Báo Sài Gòn Giải phóng (mời đọc thêm ý kiến độc giả của Báo ĐS&PL mà
chúng tôi đăng tải trên số báo này-PV) mà chỉ muốn nói về một kiểu tác
nghiệp mà các nhà báo, cơ quan báo chí tự cho mình cái quyền đứng trên
tất cả để dạy dỗ bạn đọc, dạy dỗ người khác-mà bài báo này nói chung và
đoạn bài báo chúng tôi trích dẫn nói trên là một điển hình.
Cũng
trong bài báo trên, báo SGGP đã trắng trợn bịa đặt thông tin khi nói
rằng: “Ấn phẩm HN&PL không hề giấy phép theo quy định của Luật báo
chí và báo ĐS&PL lại có tới 2 văn phòng đại diện hoàn toàn
riêng biệt để sản xuất nội dung tại TP Hồ Chí MInh”. Việc bịa đặt này
nhằm mục đích gì thì có lẽ chỉ có báo Sài Gòn Giải phóng mới có câu trả lời.
Không thể “bán báo” bằng cách xúc phạm người khác
Ai
cũng hiểu rằng, khi phản ánh một vấn đề sự kiện, mỗi cơ quan báo chí
phải tuân theo tôn chỉ, mục đích và có cách tiếp cận riêng. Đối với Báo ĐS&PL,
ngoài việc đưa thông tin chính xác, tôn trọng kết quả xác minh của các
cơ quan chức năng luôn có sự xuất hiện của các chuyên gia trong nhiều
lĩnh vực (trong đó đặc biệt là các luật gia) để phân tích không chỉ sự
đúng sai mà soi rọi và tôn vinh các giá trị đạo đức, nhân văn và nhân
phẩm của con người.
Báo ĐS&PL
là cơ quan tuyên truyền của Hội Luật gia Việt Nam nên các vấn đề liên
quan đến pháp lý là mảng để tài lớn. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của
luật pháp là để hướng con người đến làm điều thiện nên không cần phải có
những biện pháp tuyên truyền đa dạng, phù hợp.
Chính
vì vậy, có lẽ không một người hiểu biết nào lại nghĩ rằng tuyên truyền
các điều luật một cách khô khan kiểu “tầm chương trích cú” có thể đem
lại hiệu quả. Hơn thế nữa, những đối tượng cần được hỗ trợ pháp lý nhiều
nhất là những người bình dân trong xã hội, cho nên báo chí cần có cách
viết đa dạng, sinh động cho phù hợp.
Vì thế, khi phản ánh các vấn đề sự kiện, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến pháp lý, Báo ĐS&PL
không chỉ đưa các thông tin mang tính gợi mở, định hướng thông qua ý
kiến của các luật gia mà luôn có ý thức đi sâu khắc hoạ số phận của mỗi
con người, mối quan hệ xã hội, qua đó soi rọi và làm rõ những giá trị
nhân văn, đạo đức.
Đặc biệt, ĐS&PL xác
định Báo là một diễn đàn, đăng tải chính xác ý kiến của mỗi người dân,
của các cơ quan chức năng chứ không thể làm thay công việc của họ bằng
cách đứng ra “phán” ai đúng ai sai, “kết tội” người này người khác như
cách mà Báo Sài Gòn Giải phóng “chỉ đạo”. Chính vì vậy, Báo ĐS&PL tự hào khi có một lượng bạn đọc đông đảo, có hàng chục vạn người chờ đón đọc các ấn phẩm của Báo ĐS&PL mỗi kỳ xuất bản.
Báo ĐS&PL không thể rập khuôn theo bất kỳ một tờ báo nào, đặc biệt là Báo Sài Gòn Giải phóng Chúng
tôi xin trích đăng nguyên văn lời nhận xét của phó bí thư thường trực
Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua trong lần đến thăm Báo SGGP ngày
5/5/2012 (đã được chính Báo Sài Gòn Giải phóng đăng tải): “Đây là giai đoạn khó khăn nhất của Báo Sài Gòn Giải phóng nên Đảng uỷ, Ban biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng cần suy nghĩ tìm hướng đi để Báo Sài Gòn Giải phóng đạt được mục tiêu thông tin: đúng, trúng, hay; phải làm sao bạn đọc bỏ tiền ra mua báo”.
Theo phó bí thư thường trực Thành uỷ, hiện nay Báo Sài Gòn Giải phóng đã
đảm bảo được tính đúng trong thông tin nhưng phải nghĩ cách để báo đến
với đông đảo, qua việc đổi mới công tác phát hành, lượng báo phát hành
phải tính đến từng người đọc, cũng như tính đến bạn đọc truy cập báo
điện tử. Đồng chí đặc biệt nhấn mạnh nội dung báo phải luôn bám sát thực
tiễn để phản ánh được hơi thở cuộc sống, khơi gợi những cách viết đi
vào lòng người.
Từ những nhận xét của phó bí thư thường trực Thành uỷ TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Đua- lãnh đạo cơ quan chủ quản của Báo Sài Gòn Giải phóng có thể nhận thấy: Những người làm Báo Sài Gòn Giải phóng cần
xem lại chính mình, với việc hàng năm được cấp một khoản ngân sách
không nhỏ cộng với sự đầu tư về trang thiết bị, trụ sở... từ nguồn đóng
góp qua thuế của người dân nhưng báo Sài Gòn Giải phóng
chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ là tuyên truyền để đưa các nghị quyết của
Đảng, chủ trương chính sách của Nhà nước nói chung và của TP Hồ Chí Minh
đến với đồng đảo người dân. Báo Sài Gòn Giải phóng
không thể che đậy sự yếu kém hay lớn mạnh được như mong muốn của lãnh
đạo cơ quan chủ quản bằng việc đi bôi nhọ xúc phạm cơ quan báo chí khác
và đồng nghiệp.
Nhóm phóng viên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét