theo dõi

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2012

(GDVN) - Với một cán bộ đảm nhiệm cả ba chức vụ Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thì tổng hệ số lương, phụ cấp nhận được theo các qui định hiện hành là khoảng trên 12 triệu đồng?
Ngay sau khi báo điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết: Lần tận mắt khối tài sản kếch xù trên đất của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Hải Dương, tòa soạn đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả.
Một câu hỏi được không ít người đặt ra đó là, vậy với chức danh Bí thư Tỉnh ủynhư hiện nay, theo qui định sẽ được nhận bao nhiêu lương cho 1 tháng làm việc của mình?.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, đối với cán bộ công chức, viên chức đang làm việc trong các cơ quan nhà nước dân cử hiện nay, mức lương cụ thể được phân theo các thang, bậc khác nhau tùy vào chức vụ, ngành nghề đang công tác, bằng cấp... Và cũng tùy thuộc vào chức vụ, ngành nghề đang công tác sẽ được nhận thêm một phần phụ cấp công vụ.
Khu nhà đang xây dựng trên khu đất được những người dân địa phương cho là của ông Bùi Thanh Quyến ở thôn Đông Tân - xã Ninh Thành - Ninh Giang - Hải Dương.
Theo quyết định 128 của Ban chấp hành T.Ư ban hành năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức cơ quan Đảng, Mặt trận và các đoàn thể, th́ì  hệ số lương của Tổng Bí thư là 13, của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư là 12; Ủy viên Bộ Chính trị từ 11,1 đến 11,7; Chủ tịch MTTQ từ 11,1 đến 11,7; Bí thư T.Ư Đảng từ 10,4 đến 11; Trưởng đoàn thể trung ương từ 9,7 đến 10,3…
Trong quyết định này cũng ghi rõ, với chức danh Bí thư tỉnh ủy đối với các đô thị loại I, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương sẽ được hưởng mức phụ cấp 1,30. Với mức lương cơ bản hiện nay là 1.050.000 đồng thì mức phụ cấp này sẽ là 1,3 x 1.050.000 = 1.365.000 đồng.
Còn theo Nghị quyết 730 ban hành năm 2004 của Ủy ban Thường vụ QH, hệ số lương của Chủ tịch nước là 13; Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ là 12,5; Phó Chủ tịch nước có hệ số lương từ 11,1 đến 11,7; Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao hưởng hệ số từ 10,4 đến 11.
Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC ngày  05/01/2005 của Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính thì đối với chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Đô thị loại I, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với ngạch chuyên viên cao cấp, bậc ngạch 5 thì hệ số lương là 7,64 cộng thêm hệ số phụ cấp chức vụ là 1,25. Tổng hệ số lương và phụ cấp chức vụ là 8,89.
Tại nghị định số 14/2012/NĐ - CP đã sửa đổi hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh) lên 1,30.
Tổng số lương và phụ cấp chức vụ ở đây, đối với chức danh chủ tịch UBND là 8,94.
Nếu tính theo thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-BNV-BTC nhân với mức lương cơ bản hiện nay là 1.050.000 đồng thì lương hàng tháng của Chủ tịch HĐND cấp tỉnh được tính là: 8,89 x 1.050.000 = 9.334.500 đồng
Cũng theo Nghị quyết 730 ban hành năm 2004 của Ủy ban Thường vụ QH, đối với Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở cấp tỉnh được hưởng mức phụ cấp là 1,25, tương đương với số tiền theo mức lương cơ bản hiện nay là 1,25 x 1.050.000 = 1.312.500 đồng.
Với cách tính như vậy, đối với cán bộ đảm nhiệm chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, kiêm Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội của đô thị loại I, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương thì mức lương sẽ là:
Hệ số phụ cấp Bí thư: 1,3 + Hệ số lương, hệ số phụ cấp Chủ tịch HĐND: 8,89 + Hệ số phụ cấp Trưởng Đoàn ĐBQH: 1,25 = 11,44 x 1.050.000 = 12.012.000 đồng/ tháng.
Tính trong một năm số tiền mà cán bộ này có thể nhận được là 12.012.000 x 12 tháng = 144.144.000 đồng.
Và nếu với mức lương này được giữ nguyên trong vòng 1 nhiệm kỳ được bầu là 5 năm thì tổng số lương được nhận ở đây sẽ là 720.720.000 đồng và nếu tái cử tiếp thì con số này là gấp đôi.

Các khối đá đang được chất đống trong khu đất.
Với mức lương như vậy, so với mặt bằng chung của đời sống người dân là khá cao, tuy nhiên đây là lương cộng dồn của nhiều chức vụ, phụ cấp. Và trên thực tế, chắc chắn người cán bộ sẽ không có được toàn bộ số tiền này, bởi còn phải trừ đi các khoản tiền chi phí cho sinh hoạt, công việc...
Nếu so với mức lương trung bình của Tập đoàn dầu khí Việt Nam năm 2011 được công bố tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2012 của ngành Công thương là 16,2 triệu đồng/ tháng, thì mức lương này, dù theo lương cơ bản mới từ ngày 1/5/2012 nhưng vẫn thấp khá nhiều.
Còn như cách tính của nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thang Văn Phúc khi trả lời trên báo Tiền Phong thì so với mức lương Giám đốc doanh nghiệp Nhà nước từ 35 - 40 triệu/tháng thì mức lương cộng gộp của các cán bộ này vẫn có khoảng cách rất xa.
Và nếu lương của một chủ tịch HĐQT như ông Thang Văn Phúc đưa ra là gấp 73 lần lương tối thiểu thì mức lương, phụ cấp cộng gộp tới 3 chức vụ quan trọng hàng đầu của một địa phương cấp tỉnh mới chỉ gấp hơn 11 lần lương cơ bản.
Chính ông Thang Văn Phúc cũng thừa nhận khi ông còn là Thứ trưởng Bộ Nội vụ, mức lương chưa tới 10 triệu đồng, không đủ sống. Vậy với, thì liệu với mức lương tuy hơn 12 triệu nhưng trong thời điểm hiện nay, liệu có đủ cho vị cán bộ đảm nhiệm tới 3 chức vụ quan trọng hàng đầu của một tỉnh cùng với gia đình đủ sống?
Nhiều người cũng đặt câu hỏi, với số tiền lương như vậy nhưng khi trừ đi các chi phí dành sinh hoạt... thì số tiền còn lại chắc chắn sẽ không còn nhiều. Cũng theo như qui định hiện hành, một cán bộ sẽ không được đảm nhiệm quá 2 nhiệm kỳ với các chức vụ trên. Vậy thì, với số tiền lương, phụ cấp trong 2 nhiệm kỳ (nếu được tái cử), dù không ăn tiêu gì, trong thời giá hiện nay, liệu rằng có đủ để mua đất, xây nhà biệt thự, nhà vườn...?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đăng một nhận xét