Mấy ngày qua, cư dân mạng đua nhau bình luận về bài văn phân tích vấn nạn bạo lực học đường của em Nguyễn Vũ Anh, học sinh lớp 12 trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng.
Theo tác giả của bài văn, bạo lực không chỉ dừng lại ở việc học sinh đánh nhau, thầy cô đánh học sinh mà còn ở việc “khủng bố” tinh thần. Tác giả đưa ra một ví dụ cụ thể về việc thiếu quạt mát trong lớp học dẫn đến tình trạng ức chế của học sinh. Đây cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường: “Việc học trong môi trường thiếu sự mát mẻ khiến con người bị nóng, mất nhiều nước. Đặc biệt là trong mùa hè sẽ khiến học sinh rơi vào tình trạng hoa mắt, chóng mặt, khả năng hoạt động của não bộ giảm, ảnh hưởng rất lớn tới việc học, đấy là chưa kể đến sự ức chế do nóng bức gây ra”. Bài văn này của em Nguyễn Vũ Anh đã bị cô giáo cho điểm 0 và phê là thiếu ý thức.
Từ khi xuất hiện trên mạng, bài văn đã thu hút được hàng chục nghìn lượt truy cập cũng như bình luận của cư dân mạng. Rất nhiều người cho rằng bài văn đã phản ánh đúng hoàn cảnh môi trường học tập tại các lớp học hiện nay. Nickname Ruồi Rong Ruổi tỏ ra rất thích thú với bài văn này: “Like (thích) mạnh, đi học ngồi bàn đầu thì quạt chẳng bao giờ tới được. Bao giờ trường mình mới đáp ứng được nhu cầu của học sinh cơ chứ”. Còn Nickname Hamabeoi đặt câu hỏi: “Vũ Anh đã dũng cảm nói lên những suy nghĩ, nhìn nhận của mình. Học sinh thường xuyên phải học trong môi trường cơ sở vật chất kém, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng là một dạng bạo lực. Sao giáo viên lại gạch cả bài văn đi thế nhỉ?”
Trước độ nóng của bài văn “có một không hai này”, Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên môn văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội). Cô Tuyết cho biết: “Về kiến thức, đề bài yêu cầu bàn luận về vấn đề bạo lực học đường, em học sinh này đã sai ngay ở phần dẫn dắt để xác định vấn đề. Toàn bộ bài viết chỉ lí giải nạn bạo lực học đường trong một nguyên nhân chủ quan, phiến diện. Bài viết sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học thay vì phong cách ngôn ngữ chính luận với lối diễn đạt trùng lặp, thiếu khoa học. Về ý thức, bản thân việc lí giải nạn bạo lực học đường bằng nguyên nhân học sinh không được đáp ứng những nhu cầu cần thiết trong giờ học đã cho thấy em này có một xuất phát điểm sai lệch về ý thức. Điều đáng nói hơn là thái độ không nghiêm túc trong môi trường sư phạm, đó là thái độ không tôn trọng với thầy cô giáo khi tạo giọng điệu hài hước, đùa cợt trong việc đánh tráo phong cách ngôn ngữ”.
Có cái nhìn khác, TS Nguyễn Kim Dung, phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục (ĐH sư phạm TP. Hồ Chí Minh) cho rằng “Chúng ta cần tránh tô hồng mọi thứ và cần phải trân trọng ý kiến của học sinh. Khi học sinh bức xúc, nói ra những tâm tư, tình cảm, giáo viên phải lắng nghe, tìm hiểu và xem xét lại hành động của mình. Học sinh có quyền nêu những yêu cầu chưa được để nhà trường xem xét. Giáo viên không nên cho rằng ý thức làm bài của học sinh này kém mà cần xem lại cách nhìn của học sinh ấy. Bên cạnh đó, cần phải giúp học sinh có cái nhìn tích cực về cuộc sống để khi gặp phải vấn đề không phù hợp mà vẫn bày tỏ được ý kiến của mình. Đừng bắt chúng tự giải quyết vấn đề mà nhà trường, cha mẹ cần phải quan tâm hơn đến con cái mình”.
Buồn khi học sinh thích văn phản cảm
Cô Trịnh Thu Tuyết nhấn mạnh: “Nạn bạo lực học đường đang là một vấn đề nhức nhối với cả xã hội, một bài văn thiếu nghiêm túc sẽ gây những hiệu ứng bất lợi cho dư luận xã hội. Thật đáng lo, đáng buồn khi một bộ phận giới trẻ, đặc biệt là đối tượng học trò của chúng ta phấn khích ủng hộ những bài thi phản cảm, những cách hành xử không phù hợp với môi trường sư phạm
|
Hồng Mây
Theo tôi người giáo viên này không theo kịp với tâm tư của học sinh. Các em nghĩ sao nói vậy đó là điều đáng quý chứ không thể đánh giá đó là một bài văn phản cảm
Trả lờiXóaChợt nhớ lại chuyện ngụ ngôn nhà vua cởi truồng. Chuyện kể rằng :
Nhà Vua Cởi Truồng
Một hôm, có tay thợ may nọ vào hoàng cung dâng lên đức vua một bộ y phục cực kỳ quý giá. Nó không được dát vàng hay đính đầy kim cương đá quý, cũng không được dệt từ thứ tơ lụa cực hiếm chỉ dành riêng cho các tiên nữ nhà trời - mà giá trị ở chỗ - nó có khả năng đo lường lòng trung thành của thần dân đối với nhà vua. Lòng trung thành của ai càng cao thì càng cảm nhận được màu sắc rực rỡ và đường nét tinh xảo của món hàng vô tiền khoáng hậu ấy. Ai nấy đều không giấu nổi sự háo hức để được chiêm ngưỡng bộ y phục kỳ lạ.
Khi nhà vua xuất hiện trước sân rồng để ướm thử bộ cánh thần kỳ, hết thảy quan quân lớn bé suýt chút nữa buột miệng: "Ôi! sao bệ hạ lại cởi...", nhưng kinh nghiệm luồn cúi bao nhiêu năm chốn quan trường kịp thời ngăn họ lại, nên không có ai đến nỗi phải rơi đầu. Mỗi người vận dụng óc tưởng tượng của mình theo một cách khác nhau, nên họ thoải mái ca ngợi vẻ đẹp của bộ "ngự bào" mà không sợ bị "đụng hàng". Kẻ ví nó rực rỡ như cầu vồng ngũ sắc, người so bì nó với muôn vạn loài hoa trong vườn thượng uyển chốn thiên cung...
Đức vua lấy làm đắc ý lắm, trong người lại cảm thấy thoải mái bội phần vì không vướng bận thứ gì cả, cứ tung tăng đi lại, hàng họ thì lộ cả ra mà nào ai dám hó hé. Thói quen biểu thị quyền uy thúc bước nhà vua quá bộ khỏi cấm cung. Trưởng thôn và quan lại các cấp rất nhạy bén với chuyện thời sự, bèn vận động dân chúng trong hoàng thành đổ xô ra đường nhằm biểu dương tinh thần quán triệt sâu sắc chủ trương dùng ngự bào quý báu để đo lòng trung thành. Họ vung tay hô lớn:
- Đức vua vĩ đại quang vinh muôn năm!
- Đức vua đời đời sống mãi trong trái tim của các thần dân chúng ta muôn năm!
Những tay bồi bút chộp ngay lấy cơ hội tung ra nhiều bài tham luận dài lê thê, hơn mấy chục lần nhấn mạnh:
- Phong thái của nhà vua hôm nay thể hiện đỉnh cao trí tuệ tuyệt vời, cao gấp vạn triệu lần bọn kẻ thù!
- Vị anh hùng đức vua chúng ta mà rút gươm ra thì các thế lực thù địch chỉ còn đường giãy chết!
- Con đường ngài đang đi và sẽ dẫn chúng ta đi theo là chân lý sáng ngời soi sáng cho cả nhân loại!...
Tiếng vỗ tay tung hô vang dậy cả một góc trời. Nhà vua ngất ngây trong hạnh phúc, các mạch máu trong người chạy rần rật. Lẽ tự nhiên, các thể hang ở khu vực hàng nhạy cảm cũng nhận được máu bơm về, "cái ấy" ngồng ngộc dựng với phương nằm ngang một góc tầm 45°. Một cô gái trong đám đông có phần mẫn cảm la lên 1 tiếng: -É... rồi kìm ngay lại tức thì. Nhà vua quắt mắt quay ngang, cả biển người xung quanh bỗng lặng ngắt như tờ. Mọi người đang lấm lét chờ đợi kết cục của cô gái xấu số nọ, thì bỗng dưng, tiếng một đứa trẻ con lanh lảnh cất lên:
- Cái ông này làm sao lại cởi truồng đi giữa phố?
Mọi con mắt lập tức đổ dồn về phía thằng bé chừng 4-5 tuổi. Bà mẹ ở phía sau chen lên quỳ mọp xuống lạy như tế sao:
Đọc tiếp : http://www.vietmaisau.org/forum/showthread.php?290148-Nh%C3%A0-Vua-C%E1%BB%9Fi-Tru%E1%BB%93ng&s=66d5aaa9e194048681bd870b52300fa7&p=741939#post741939
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóaTheo tôi người giáo viên này không theo kịp với tâm tư của học sinh. Các em nghĩ sao nói vậy đó là điều đáng quý chứ không thể đánh giá đó là một bài văn phản cảm
Trả lờiXóaChợt nhớ lại chuyện ngụ ngôn nhà vua cởi truồng. Chuyện kể rằng :
Nhà Vua Cởi Truồng
Một hôm, có tay thợ may nọ vào hoàng cung dâng lên đức vua một bộ y phục cực kỳ quý giá. Nó không được dát vàng hay đính đầy kim cương đá quý, cũng không được dệt từ thứ tơ lụa cực hiếm chỉ dành riêng cho các tiên nữ nhà trời - mà giá trị ở chỗ - nó có khả năng đo lường lòng trung thành của thần dân đối với nhà vua. Lòng trung thành của ai càng cao thì càng cảm nhận được màu sắc rực rỡ và đường nét tinh xảo của món hàng vô tiền khoáng hậu ấy. Ai nấy đều không giấu nổi sự háo hức để được chiêm ngưỡng bộ y phục kỳ lạ.
Khi nhà vua xuất hiện trước sân rồng để ướm thử bộ cánh thần kỳ, hết thảy quan quân lớn bé suýt chút nữa buột miệng: "Ôi! sao bệ hạ lại cởi...", nhưng kinh nghiệm luồn cúi bao nhiêu năm chốn quan trường kịp thời ngăn họ lại, nên không có ai đến nỗi phải rơi đầu. Mỗi người vận dụng óc tưởng tượng của mình theo một cách khác nhau, nên họ thoải mái ca ngợi vẻ đẹp của bộ "ngự bào" mà không sợ bị "đụng hàng". Kẻ ví nó rực rỡ như cầu vồng ngũ sắc, người so bì nó với muôn vạn loài hoa trong vườn thượng uyển chốn thiên cung...
Đức vua lấy làm đắc ý lắm, trong người lại cảm thấy thoải mái bội phần vì không vướng bận thứ gì cả, cứ tung tăng đi lại, hàng họ thì lộ cả ra mà nào ai dám hó hé. Thói quen biểu thị quyền uy thúc bước nhà vua quá bộ khỏi cấm cung. Trưởng thôn và quan lại các cấp rất nhạy bén với chuyện thời sự, bèn vận động dân chúng trong hoàng thành đổ xô ra đường nhằm biểu dương tinh thần quán triệt sâu sắc chủ trương dùng ngự bào quý báu để đo lòng trung thành. Họ vung tay hô lớn:
- Đức vua vĩ đại quang vinh muôn năm!
- Đức vua đời đời sống mãi trong trái tim của các thần dân chúng ta muôn năm!
Những tay bồi bút chộp ngay lấy cơ hội tung ra nhiều bài tham luận dài lê thê, hơn mấy chục lần nhấn mạnh:
- Phong thái của nhà vua hôm nay thể hiện đỉnh cao trí tuệ tuyệt vời, cao gấp vạn triệu lần bọn kẻ thù!
- Vị anh hùng đức vua chúng ta mà rút gươm ra thì các thế lực thù địch chỉ còn đường giãy chết!
- Con đường ngài đang đi và sẽ dẫn chúng ta đi theo là chân lý sáng ngời soi sáng cho cả nhân loại!...
Tiếng vỗ tay tung hô vang dậy cả một góc trời. Nhà vua ngất ngây trong hạnh phúc, các mạch máu trong người chạy rần rật. Lẽ tự nhiên, các thể hang ở khu vực hàng nhạy cảm cũng nhận được máu bơm về, "cái ấy" ngồng ngộc dựng với phương nằm ngang một góc tầm 45°. Một cô gái trong đám đông có phần mẫn cảm la lên 1 tiếng: -É... rồi kìm ngay lại tức thì. Nhà vua quắt mắt quay ngang, cả biển người xung quanh bỗng lặng ngắt như tờ. Mọi người đang lấm lét chờ đợi kết cục của cô gái xấu số nọ, thì bỗng dưng, tiếng một đứa trẻ con lanh lảnh cất lên:
- Cái ông này làm sao lại cởi truồng đi giữa phố?
Mọi con mắt lập tức đổ dồn về phía thằng bé chừng 4-5 tuổi. Bà mẹ ở phía sau chen lên quỳ mọp xuống lạy như tế sao:
Đọc tiếp : http://www.vietmaisau.org/forum/showthread.php?290148-Nh%C3%A0-Vua-C%E1%BB%9Fi-Tru%E1%BB%93ng&s=66d5aaa9e194048681bd870b52300fa7&p=741939#post741939