theo dõi

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

“Hải giám Tam Sa” lấn lướt xâm phạm ở Biển Đông




Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trụ sở trên đảo Phú Lâm của Việt Nam
    Nhật báo Pháp chế của Trung Quốc đưa tin Lực lượng hải giám Tam Sa sẽ lần lượt lên từng đảo ở Biển Đông để thực hiện cái gọi là hoạt động chấp pháp - một hành động xâm phạm trắng trợn chủ quyền của Việt Nam.
    Thông tin này được tờ Văn hối tại Hong Kong đăng tải lại trên số ra ngày 31/7.
    Tờ nhật báo trên ngang nhiên tuyên bố rằng chi đội “thành phố Tam Sa” của lực lượng hải giám Trung Quốc sẽ lần lượt tiến hành kiểm tra tình hình khai thác, phát triển các đảo không người ở trên Biển Đông.
    "Trọng điểm hoạt động là giám sát quản lý đối với những hành vi khai thác đá và cát, nuôi trồng và du lịch trái quy định; nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, lực lượng này sẽ tiến hành điều tra xét xử," tờ báo viết.
    Theo trang Yomiuri của Nhật Bản hôm 27/7, với động thái lập thành phố Tam Sa, Trung Quốc muốn tăng cường kiểm soát hiệu quả đối với các quần đảo này. Không chỉ dừng lại ở đó, Trung Quốc còn tổ chức Đại hội Đại biểu Nhân dân để bầu ra thị trưởng thành phố, tiến tới thiết lập bộ máy hành chính tại đây.
    "Có lẽ, Trung Quốc muốn đặt thành phố Tam Sa làm bàn đạp cho mưu đồ khai thác tài nguyên, nguồn lợi thủy sản và phát triển du lịch trên Biển Đông," Yomiuri nhận định.
    Sau khi phía Trung Quốc có quyết định thành lập thành phố Tam Sa ngày 23/6, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa và lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đã lên tiếng phản đối quyết định sai trái và phi pháp này, làm tổn hại quan hệ hai nước, tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước./.

    Nguồn: (Vietnam+)

    Những bài Văn gây sốc về 'mê muội thần tượng'


    Lời bàn: bó tay

    "Một cầu thủ giỏi, đẹp trai như vậy nhưng tiếc rằng lại có vợ con sớm quá. Nếu anh ấy không có vợ con thì em chắc cũng không muốn lấy chồng nữa", một thí sinh viết về thần tượng David Beckham trong bài thi Văn đại học.
    Chấm bài thi nghị luận về "mê muội thần tượng", nhóm giáo viên ở miền Trung cho biết, rất nhiều thí sinh bộc lộ tình yêu vô bờ bến với các ban nhạc, diễn viên Hàn Quốc và sẵn sàng bỏ giấy trắng vì không dám động đến thần tượng của mình. Một thí sinh khác viết: "Em thích nhất là mấy anh chị diễn viên Hàn Quốc. Bạn em cũng có rất nhiều người thích và em thấy rằng yêu thích thần tượng chả có gì sai cả nên em cũng không biết phải làm bài văn này như thế nào nữa cả".
    Thí sinh căng thẳng xem lại kết quả sau mỗi môn thi. Ảnh: Hoàng Hà.
    Trong khi fan của ban nhạc SuJu viết: "Sao đề Văn lại ra như thế này nhỉ? Chúng em thần tượng và cuồng nhiệt vì những chàng trai SuJu còn hơn khối bạn nam trốn học để chơi game. Em không muốn làm tiếp bài này vì em yêu SuJu", thì nữ sinh khác bày tỏ: "Không có gì là thảm họa cả vì ban nhạc em yêu thích đều đẹp trai, dễ thương, hát hay và sành điệu. Thích là nhích thôi, sao phải suy nghĩ nhiều chứ".
    Hay có em buồn bã bày tỏ: "Cô thầy ơi, chắc năm nay em trật đại học rồi. Em có thể kể cả ngày không hết với thầy cô về thần tượng của mình nhưng xin mọi người đừng nói đến từ mê muội ở đây. Hẹn gặp lại ở mùa thi năm sau. Yêu các anh, một lần và mãi mãi...".
    Thậm chí, một bạn gái khi nhắc đến cầu thủ bóng đá Beckham đã thổ lộ: "Em yêu nhất là cái răng khểnh, cái đầu trọc và cái chân phải điệu nghệ của anh ấy. Một cầu thủ giỏi và đẹp trai như vậy nhưng tiếc rằng lại có vợ con sớm quá. Nếu anh ấy không có vợ con thì em chắc cũng không muốn lấy chồng nữa".
    Nhưng đó chỉ là những bài văn cá biệt trong mùa thi năm nay bởi không chỉ đề cập đến các thần tượng trong lĩnh vực âm nhạc, giải trí, nhiều thí sinh cũng đã bày tỏ quan điểm bản thân về các doanh nhân, nhà quản lý nổi tiếng. Và người được lựa chọn nhiều nhất là Bill Gates, bởi các em cho rằng "mình phải luôn nỗ lực hết mình và không ngừng nghỉ để đạt được điều mình mơ ước".
    Nhờ việc phân tích thần tượng của dân tộc, không ít thí sinh thi vào ĐH Huế đã được điểm cao. Theo một giáo viên chấm thi, đây là sự sáng tạo, có góc nhìn độc đáo về thuần tượng của giới trẻ, vượt ra khỏi những bài chỉ đơn thuần thần tượng về nhạc Hàn, phim Hàn… một cách chung chung.
    Giáo viên chăm chú chấm thi tại ĐH Đà Nẵng. Ảnh: Văn Đông.
    Sau khi viết về thần tượng là chính bố, mẹ mình với những lập luận, lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục, không ít thí sinh thi ở Hà Nội đã nhấn mạnh, mê muội thần tượng là thảm họa. Đơn cử, mê muội thần tượng âm nhạc một cách quá đà dẫn đến những việc làm ngu ngốc, hao tiền tốn của như chạy đua theo những đồ dùng mà thần tượng có, hôn ghế mà thần tượng ngồi.
    Còn các giáo viên chấm thi tại ĐH Đà Nẵng cho hay, không dừng lại ở việc thần tượng các ngôi sao ca nhạc, diễn viên điện ảnh, nhiều em còn thần tượng chính Bí thư thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh qua thông tin trên báo đài. Nhiều em dẫn chứng những câu nói trong các cuộc đối thoại trực tiếp của vị lãnh đạo này với dân để cùng tìm ra tiếng nói chung phát triển thành phố bền vững, đáng sống...
    Tuy nhiên, cũng có em thẳng thắn thừa nhận, mình không có thần tượng, không cần thần tượng mà vẫn sống tốt vì có mục tiêu, lý tưởng rõ ràng cho cuộc sống.
    Về chất lượng điểm thi Văn, sau khi chấm hàng nghìn bài thi của một đại học lớn ở Hà Nội, tổ giáo viên cho biết, nhiều em được điểm 9 nhưng chưa có điểm 10. Ở Huế và Đà Nẵng cũng mới có thí sinh được điểm 9,25 và 9.
    Nhóm phóng viên
    Nguồn: VnExpress 

    Trung Quốc hạ thủy tàu khủng, “thò đuôi xâm lược”


    TT - Bắc Kinh vừa đưa tàu tuần tra lớn nhất của nước này vào hoạt động trên các vùng biển. Lại thêm một hành động gây căng thẳng trong việc tranh giành chủ quyền ở các vùng biển vốn chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc.
    Tàu hải tuần 31 cùng máy bay trực thăng tuần tra trên biển - Ảnh: people.com.cn

    Báo chí Trung Quốc ngày 30-7 đồng loạt đưa tin tàu hải tuần 01 vừa được hạ thủy ở thành phố Vũ Hán ngày 28-7 để hoạt động trên các vùng biển, trước mắt ở biển Hoa Đông, và đây là tàu đầu tiên có thể kết hợp hai chức năng tuần tra biển và cứu hộ. Tàu nặng 5.418 tấn, dài 128,6m với một sân bay trực thăng, chở được 200 người, có tốc độ lên đến 37km/giờ và có thể đi suốt 10.000 hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Tàu còn được trang bị cả những thiết bị hiện đại để điều trị y khoa, thậm chí có thể phẫu thuật ngay trên tàu.
    Giới chuyên gia cho rằng tàu hải tuần 01 là loại kết hợp của tàu chiến hải quân và tàu tuần tra của Cục Ngư chính Trung Quốc.
    Ngày 30-7, lên tiếng trong một bài viết cho Viện Phân tích và nghiên cứu quốc phòng, cựu bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ R.S. Kalha cho rằng Trung Quốc đang như con bông vụ xoay vòng, chưa biết dừng lại trong tranh giành chủ quyền ở biển Đông. Chưa thỏa mãn với việc gây sóng gió ở biển Hoa Đông, Bắc Kinh lại quay sang biển Đông với hàng loạt hành động gây hấn gần đây mà giới chuyên gia mô tả là “chính sách tàu chiến”.
    Theo ông, cái mà Trung Quốc gọi là chủ quyền rộng lớn của họ chính là hơn 80% diện tích biển Đông và vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku mà nước này đang cố tranh giành bất chấp luật pháp và sự phản đối của các nước láng giềng và dư luận quốc tế. Để bảo vệ cái chủ quyền vô lý này, Trung Quốc một mặt nói rằng họ muốn một giải pháp ngoại giao thì thực tế họ lại sử dụng biện pháp quân sự.
    Với đơn vị đồn trú vừa được đưa đến “thành phố Tam Sa” tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Trung Quốc đang cho thấy rõ ý đồ của họ là sử dụng sự hiện diện quân sự này để “củng cố” cho các tuyên bố chủ quyền của họ ở biển Đông và muốn khẳng định rằng các cường quốc khác, nhất là Mỹ, sẽ bị đẩy ra khỏi khu vực.
    Đoàn 30 tàu cá của Trung Quốc quay về Tam Á sau khi đánh bắt trái phép ở Trường Sa - Ảnh: THX

    Với kinh nghiệm của một nhà ngoại giao, ông Kalha cho rằng Trung Quốc sẽ gặp khó khăn lớn để có thể duy trì đơn vị đồn trú ở “Tam Sa” do các vấn đề liên quan đến hậu cần quân sự. Ông nhấn mạnh: “Vẫn còn kịp để Trung Quốc rút quân khỏi Hoàng Sa và tìm một giải pháp hòa bình theo Công ước Liên Hiệp Quốc về luật biển. Vẫn còn kịp cho Trung Quốc khi họ nhận thức được hành động điên rồ của mình với thành phố Tam Sa”.
    Nhận định về những hành động quân sự và khiêu khích gần đây, Michael Richardson, nhà nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cũng cho rằng với chính sách “ngoại giao tàu chiến”, Trung Quốc đang đi ngược lại với những gì mà Bắc Kinh từng cam kết trước đây. Bắc Kinh đã thò cái đuôi xâm lược thông qua việc bộ quốc phòng nước này ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân sẵn sàng “bảo vệ lợi ích và chủ quyền trên biển” của họ ở biển Đông. Trung Quốc đã bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm biển Đông khi Tân Hoa xã mới đây khẳng định Trung Quốc có chủ quyền phủ khắp 1,5 triệu km2 diện tích biển Đông, kéo dài đến bãi đá James Shoal, dù bãi đá này chỉ cách đông Malaysia và Brunei chỉ 80km, trong khi cách thềm lục địa của Trung Quốc đến 1.800km. Không ai có thể tin luận điệu ngớ ngẩn này lại ăn sâu vào từng tế bào xã hội của Trung Quốc đến thế. Với cách lập luận như trên, Bắc Kinh đang muốn biến cả biển Đông thành của mình.
    Theo ông, như báo Japan Times dẫn lời, “điều mà biển Đông đang cần là giảm nhiệt, các nước liên quan nên tránh đối đầu và tìm cách giải quyết tranh chấp theo hướng hòa bình, theo luật pháp quốc tế”.
    Nhật cung cấp 12 tàu tuần tra cho Philippines
    Báo Daily Inquirer ngày 30-7 dẫn lời đại sứ Nhật tại Manila Shinsuke Shimizu cho biết Nhật đang đẩy nhanh việc chuyển giao 12 tàu tuần tra thế hệ mới cho lực lượng tuần duyên Philippines, được dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2014. Nhật Bản từng cung cấp cho Philippines một tàu tìm kiếm và cứu hộ BRP Corregidor, một trong hai tàu từng đối đầu với tàu hải quân Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough ở biển Đông từ tháng 4 đến nay.

    MỸ LOAN
    Nguồn: Tuổi Trẻ

    Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

    Truyện thật ngắn (1): Phản đối

     Hôm qua,khi đi công tác về ,tôi thấy trước của nhà có tấm bảng ghi: "Nhà bán, liên hệ : Đại H. giá cả thương lượng"
    - Ngạc nhiên, tôi hỏi vợ : Đại H là ai?
    - Vợ trả lời tỉnh bơ: Thằng bạn tốt của ông chứ còn ai
    - Chuyện này là tôi nói thật: Tôi có chủ quyền không thể tranh cãi nhé. Tôi phản đối nhé
    - Hôm sau, cũng công tác về gọi mãi không thấy vợ
    - Có người ra hỏi: ông tìm ai?
    - Bỏ mẹ, nó bán thật rồi.

    Trung Quốc bối rối trước tấm bản đồ cổ


    Lời bàn của gia chủ:Từ hôm VN đưa bằng chứng về tấm bản đồ 1904 . Trong đó cho thấy rõ ràng HS và TS thuộc chủ quyền của VN vậy mà mấy chú Tàu khựa còn gân cổ ra mà cãi chày cãi cối ...Thôi thì "bùm" cho chúng một quả,đã tức

    Thông tin về tấm bản đồ đời nhà Thanh không có Hoàng Sa, Trường Sa do truyền thông Trung Quốc đăng tải thu hút chú ý của dư luận nước này.

    Mấy ngày qua, trên các diễn đàn mạng Trung Quốc liên tục nổ ra tranh luận về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh xuất bản năm 1905. Như các báo Việt Nam đã đưa tin, tấm bản đồ thể hiện rõ biên giới phía nam Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là hết. Đây là một bằng chứng không thể chối cãi, có giá trị lịch sử, pháp lý để phản bác các tuyên bố sai trái lâu nay của Trung Quốc về 2 quần đảo của Việt Nam. Mới đây, tấm bản đồ vừa được TS Mai Hồng, nguyên Trưởng phòng Tư liệu Viện Hán Nôm, trao tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia.
    Sau đó, hàng loạt cơ quan truyền thông Trung Quốc, lớn có Đài Phượng Hoàng, mạng tin Sina, nhỏ có báo mạng Stockstar, mạng Tân Lãng, đều đăng lại thông tin về Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ. Theo thống kê, bản tin kèm video của Đài Phượng Hoàng và Sina tường thuật quang cảnh buổi lễ trao tặng nói trên đã thu hút gần nửa triệu lượt xem chỉ sau 2 ngày. Các báo đài này còn giới thiệu tỉ mỉ về tấm bản đồ cũng như dẫn lời TS Mai Hồng và các chuyên gia, học giả Việt Nam về giá trị, ý nghĩa của nó. Trong bản tin, Stockstar dùng cả tên Hoàng Sa và Trường Sa thay vì những cách gọi ngụy xưng Tây Sa, Nam Sa. 
    Đến nay, chính quyền và giới học giả Trung Quốc vẫn im lặng về vấn đề trên nhưng các cư dân mạng nước này bàn luận rất sôi nổi. Trên diễn đàn Lt.cjdby.net/thread-1425902-1-1.html, một số người Trung Quốc thừa nhận rằng với nội dung bản đồ như vậy thì đúng là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số khác vẫn còn ngờ vực và đề nghị tìm kiếm thêm các bản đồ cũ hơn nữa của Trung Quốc để đối chiếu. Tuy nhiên cũng có một bộ phận ngạo mạn thách thức: “Trên thế giới này có ai dám cùng Trung Quốc chơi lịch sử nào?”. Một số khác cho rằng việc Việt Nam đòi chứng minh chủ quyền bằng bản đồ là “ngụy tạo bắt chước những gì Hàn Quốc từng làm đối với tranh chấp đảo đá Ieodo/Tô Nham Tiêu”…
     Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ
    Bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ - Ảnh: Ngô Vương Anh
     Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng - Ảnh: chụp từ website Phượng Hoàng
    Bản tin về bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ trên Đài Phượng Hoàng - Ảnh: chụp từ website Phượng Hoàng
    Đủ cách “đầu độc”
    Sở dĩ vẫn còn những ý kiến mù quáng phản bác một bằng chứng rõ ràng như Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là do chính quyền Trung Quốc trong một thời gian dài đã tiêm nhiễm dư luận về “chủ quyền không thể chối cãi” ở biển Đông. Điều này đã được học giả Lý Lệnh Hoa, chuyên viên Trung tâm thông tin hải dương Trung Quốc, nhiều lần chỉ rõ khi khẳng định giáo trình và truyền thông đã khiến người dân hiểu sai về chủ quyền ở biển Đông.
    Ngoài tài liệu ngụy tạo, tuyên bố của nhà nước, phát biểu của các học giả, nước này còn tuyên truyền thông qua những phương tiện thu hút rất đông thanh niên, cư dân mạng thiếu hiểu biết như tiểu thuyết trên mạng, trò chơi trực tuyến… Trong đó có tiểu thuyết Chiến tranh biển Đông Trung - Việt của tác giả giấu mặt có nickname Văn Võ 428 đăng trên Readnovel.com và được nhiều diễn đàn khác lấy lại. Hồi tháng 6, Trung Quốc lợi dụng trò chơi trực tuyến World of Tanks để kêu gọi “liên hiệp hành động Nam Hải, bảo vệ chủ quyền” tại biển Đông, quyên tiền của người chơi để tặng cho binh lính đang chiếm đóng phi pháp ở Hoàng Sa và một số đảo thuộc Trường Sa.
    Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tung ra trò chơi Bảo vệ đảo Điếu Ngư để kích động về tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản. Lời lẽ trong đó vô cùng hung hăng, hiếu chiến khi quảng cáo là người chơi sẽ “tận hưởng cảm giác tiêu diệt lũ quỷ Nhật xâm lược”.
    Lập trang web Tam Sa sai trái
    Bất chấp những phản đối gay gắt của quốc tế về việc thành lập phi pháp cái gọi là TP.Tam Sa, Trung Quốc còn leo thang trắng trợn trong việc lập ra vô số trang web thông tin riêng về Tam Sa như Sansha.hinews.cn (thuộc Tập đoàn nhật báo Hải Nam), Hq.xinhuanet.com/sansha (thuộc Tân Hoa xã).
    Với hình ảnh đảo Phú Lâm, nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, làm hình nền trang chủ, trang Tam Sa của Tân Hoa xã có nhiều mục như: tin nóng, văn hóa, du lịch, cuộc sống, quan sát, quan điểm, phỏng vấn chuyên đề… Đây là nơi những thông tin tuyên truyền sai trái, những hành động phi pháp của Trung Quốc được phát tán, càng khiến người dân nước này bị “đầu độc” về vấn đề biển Đông.
    Ngọc Bi
    Tokyo đăng quảng cáo về đảo tranh chấp
    Chính quyền thủ đô Tokyo của Nhật Bản vừa tìm ra một kênh mới để quảng bá, tuyên truyền cho chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp với Trung Quốc: quảng cáo. Ngày 27.7, giới chức cho đăng quảng cáo chiếm 2/3 trang trên tờ báo nổi tiếng Wall Street Journal của Mỹ với tựa To the American people from Tokyo, Japan (tạm dịch: Gửi đến người Mỹ từ Tokyo, Nhật Bản).
    Trong đó, nội dung cho rằng Trung Quốc đang gia tăng áp lực ở Senkaku/Điếu Ngư và cảnh báo “Mỹ mất cả Thái Bình Dương nếu không ủng hộ các quốc gia châu Á ứng phó Trung Quốc”. Bài quảng cáo cũng kêu gọi Mỹ ủng hộ kế hoạch của chính quyền Tokyo mua lại 4 đảo thuộc Senkaku/Điếu Ngư. Hồi tháng 4, Thị trưởng Tokyo Shintaro Ishihara lập quỹ góp tiền mua đảo và tính đến đầu tháng 7, quỹ này đã thu được 16,3 triệu USD, theo AFP. Bắc Kinh chưa có phản ứng về bài quảng cáo trên Wall Street Journal.
    Minh Trung
    Lucy Nguyễn
    Nguồn: Thanh Niên

    ASEAN tuyên bố 6 điểm, rồi sau đó?



    TTCT - Việc ASEAN cuối cùng đưa ra được một tuyên bố gồm 6 điểm về biển Đông làm dấy lên hi vọng an bình trên biển Đông. Tuy nhiên, đáp ứng tuyên bố 6 điểm này như thế nào, cả bằng lời nói lẫn việc làm, lại là một câu hỏi lớn.
    Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa trả lời báo chí tại Hà Nội ngày 18-7- Ảnh: Reuters
    "Phía Trung Quốc sẵn sàng phối hợp cùng những thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) một cách toàn diện và hiệu quả" - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi trả lời câu hỏi về tuyên bố của ASEAN.
    Ông Hồng Lỗi cho biết "Trung Quốc sẵn sàng tham vấn với ASEAN để đạt được thỏa thuận về Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC)" và rằng "Chúng tôi hi vọng tất cả các bên sẽ tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc DOC, đồng thời tạo điều kiện và môi trường cần thiết cho việc tham vấn". Tân Hoa xã (21-7) loan tin này với tựa đề "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN phù hợp với chính sách của Trung Quốc về việc giải quyết biển Đông" (1).
    "Sự thật" nào mới là thật?
    “Triển vọng châu Á" của  UNCLOS
    Luật biển đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả thế giới. Tin mới nhất trên IPS cho biết Triển lãm EXPO 2012 (từ 11 đến 13-8 tại Yeosu, Hàn Quốc) sẽ nhắm chủ đề là “Nền tảng pháp lý quan trọng nhất của thế kỷ 21”: Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS). Cụ thể, tại triển lãm này, LHQ sẽ cùng với Viện Hàng hải và thương mại Hàn Quốc (thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc) chủ trì một hội nghị quốc tế để thảo luận về “Triển vọng châu Á” của UNCLOS.
    Amina Mohamed - phó giám đốc điều hành của Chương trình môi trường LHQ, đồng tổ chức EXPO 2012 - cho biết từ quan điểm của LHQ, biển cả hình thành một phần của những cộng đồng toàn cầu, nên “bất kỳ đe dọa nào cho nguồn tài nguyên toàn cầu này đều phải được giải quyết”.
    Thế nhưng đọc tiếp bài báo trên, sẽ thấy một "sự thật" trái ngược với tất cả những gì báo chí thế giới đã đưa ra trước đó. Khi nhắc lại diễn biến hội nghị ASEAN và quá trình hình thành tuyên bố 6 điểm này, tác giả đã trình bày một "sự thật" như sau: "Nhìn lại cuộc họp ASEAN tuần qua, khối mười nước đã thất bại trong việc đưa ra một thông cáo chung, lần đầu tiên kể từ khi được thành lập vào năm 1967. Thất bại này là do yêu cầu quá đáng của Philippines và Việt Nam đòi thêm vụ tranh chấp song phương vào trong văn kiện, đồng thời thổi phồng những bất đồng của các nước này với Trung Quốc. Đa số thành viên ASEAN đã gửi đi một tín hiệu rõ ràng là họ sẽ không can dự vào những tranh chấp song phương, đồng thời xem trọng các quan hệ song phương ổn định và ích lợi với Trung Quốc". Đọc Tân Hoa xã, có cảm giác như Việt Nam và Philippines không những chống Trung Quốc mà còn "quậy tưng" nên bị cô lập trong hội nghị ASEAN, hậu quả là đã không có thông cáo chung ASEAN!
    Đến khi gió đã đổi chiều, ASEAN đã thông qua và công bố Tuyên bố chung, thậm chí cả một Tuyên bố chung dành riêng cho vấn đề về biển Đông chớ không chỉ một câu như trong khuôn khổ một Tuyên bố chung về đủ mọi việc trong và ngoài ASEAN như thường lệ, Tân Hoa xã buộc phải đưa tin và bấm bụng tuyên bố "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN phù hợp với chính sách của Trung Quốc về việc giải quyết biển Đông". Tuy nhiên, họ không kiềm chế sự bực tức của mình, chạy tít một đằng đầy hữu nghị, song lại diễn nghĩa một nẻo: "Các nguyên tắc này, có được sau chuyến "ngoại giao con thoi" hết sức bình sinh của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa nhằm khôi phục sự đoàn kết của ASEAN, một lần nữa cho thấy vai trò của các nước ASEAN hung hãn (nọ) bị cô lập trong nội bộ khối này về vấn đề biển Đông".
    Có thật hai nước "hung hãn" này đã "bị cô lập" tại hội nghị ASEAN? Một tờ báo của chính nước chủ nhà là tờ The Cambodia Herald cũng thừa khách quan độc lập để giải thích Tuyên bố của ASEAN là gì và qua đó cũng cho thấy Việt Nam cùng Philippines có bị cô lập hay không trong hội nghị. Báo này trích dẫn phát biểu của ngoại trưởng Singapore: "Tuyên bố này là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Indonesia... Một số đề xuất được đưa ra tuần trước... và được rất nhiều nước thành viên ASEAN ủng hộ, rất giống với tuyên bố vừa được mọi nước chấp thuận"(2)Đọc The Cambodia Herald, có thể thấy Tuyên bố chung về biển Đông chính là dựa trên những gì mà Việt Nam và Philippines đã đưa ra tuần trước đó.
    Giữa hai nguồn tin trên, "sự thật" nào là SỰ THẬT, của Tân Hoa xã hay của "thiên hạ"?
    Làm gì với tuyên bố chung?
    Câu trả lời có thể thấy ngay trong bài báo "Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN phù hợp với chính sách của Trung Quốc về việc giải quyết biển Đông". Ở tít tựa hoan nghênh là như thế, song đến cuối bài lại kết luận một cách không kiềm chế, bôi bỏ sạch Tuyên bố chung: "Mặc dù đã đồng ý không làm cho vấn đề biển Đông thêm phức tạp và trầm trọng, theo đúng tinh thần DOC, các thành viên ASEAN đã thông qua những bước đơn phương vi phạm chủ quyền lãnh thổ trên biển của Trung Quốc" và ra điều kiện "chỉ khi nào các nước ký kết DOC đã thực thi DOC rồi thì mới có thể tiến đến ký kết và thực thi một COC mang tính ràng buộc pháp lý".
    Một khi Tân Hoa xã không úp mở gọi Tuyên bố chung của ASEAN là "những bước đơn phương vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc trên biển" thì làm sao trông mong được rằng Tuyên bố đó của ASEAN được Trung Quốc tôn trọng, đặc biệt hai điều 5 và 6: "...tiếp tục kiềm chế và không sử dụng bạo lực giữa tất cả các bên" và "... giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình"? Nhất là khi Tuyên bố chung này mới chỉ là của ASEAN cam kết với nhau, chớ đâu có liên quan gì tới Trung Quốc!
    Ngay cả một DOC ký năm 2002 bởi một thứ trưởng Trung Quốc với chín bộ trưởng ASEAN cũng còn chưa ràng buộc gì được nhau, huống hồ tuyên bố riêng của ASEAN. Năm 2002 đó khi ký DOC, Trung Quốc còn chưa rêu rao "đường lưỡi bò", quả quyết "đây là chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi", mà "xổ toẹt" những giao ước đã ký kết, huống hồ là nay đã lấy "đường lưỡi bò" làm "lẽ sống". Mười năm trước, khi ký DOC Trung Quốc còn chưa buồn nghĩ đến việc xây dựng một "thành phố Tam Sa" trên biển đảo của người khác, huống hồ là nay khi đã thành lập "chính quyền" được một đơn vị cấp sư đoàn làm chỗ dựa, tập hợp mấy trăm tàu chiến cũ "chuyển ngành" thành nào là tàu hải giám, tàu ngư chính... Những con tàu trong lớp vỏ dân sự này thật ra chính là mồi lửa xung đột.
    Báo cáo mới nhất hôm 24-7 của Tổ chức Chuyên nghiên cứu khủng hoảng (International Crisis Group) xem đây là nguy cơ hàng đầu trong bối cảnh "khả năng xung đột lớn còn thấp": "Số lượng tàu tuần tra dân sự ngày càng nhiều trong các vùng biển tranh chấp cho thấy đây chính là khả năng xung đột lớn nhất. Các tàu này đã từng can dự trong những sự cố gần đây. Mặc dù chỉ được vũ trang nhẹ hơn nhiều so với tàu hải quân và cũng tỏ ra ít đe dọa hơn, song các tàu thực thi pháp luật dân sự này lại dễ dàng được triển khai hơn và hoạt động dưới quyền những chuỗi chỉ huy lỏng lẻo hơn, từ đó sẵn sàng lao vào những vụ đụng độ nhỏ" (3).
    DANH ÐỨC
    Nguồn: TTCT 
    __________

    LHQ cần chặn tay TQ châm ngòi chiến tranh



    TT - Giới chuyên gia và truyền thông quốc tế nhận định ASEAN phải quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Liên Hiệp Quốc (LHQ) cũng cần can thiệp để ngăn chặn nguy cơ Trung Quốc châm ngòi chiến tranh.
    Tàu hải quân BRP Rajah Humabon của Philippines rời vịnh Subic - căn cứ cũ của Mỹ gần biển Đông - ngày 27-7-2012. Sự căng thẳng ở biển Đông đang tăng, đe dọa ổn định khu vực - Ảnh: AFP
    Hôm qua 29-7, báo Thái Lan The Nation đăng bài xã luận kêu gọi các nước thành viên ASEAN không có tranh chấp trên biển Đông cần chủ động hơn nữa để giải quyết vấn đề này. Theo The Nation, đến nay mới chỉ có Indonesia chứng tỏ sự quyết tâm giải quyết bất đồng về biển Đông của ASEAN, nhờ vào nỗ lực ngoại giao con thoi của Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa. Báo này cho rằng đã đến lúc cả Thái Lan và Singapore cũng cần đóng vai trò tương tự như Indonesia.
    Theo The Nation, các nước ASEAN cần thảo luận vấn đề biển Đông với nhau và với Trung Quốc theo khuôn khổ ASEAN + 1. Các diễn đàn khác như Diễn đàn khu vực ASEAN, Hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị bộ trưởng quốc phòng ASEAN cũng là các địa điểm lý tưởng.
    LHQ cần can thiệp
    Đại sứ đầu tiên của Trung Quốc tại ASEAN
    Bà Dương Tú Bình vừa trở thành đại sứ Trung Quốc đầu tiên nhận nhiệm vụ tại Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trụ sở ở Jakarta, Indonesia. Bà Dương Tú Bình cho biết sẽ thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc với ASEAN. Bà Dương Tú Bình từng làm đại sứ tại Sri Lanka.
    Trên báo Jakarta Post, chuyên gia Roby Arya Brata, nhà phân tích luật và chính sách Ban thư ký nội các Indonesia, gợi ý LHQ cần cải cách quyền lực tài phán của Tòa án luật biển quốc tế (ITLOS) và thay đổi các điều khoản giải quyết tranh chấp trong Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Ông Roby cho rằng lịch sử đã chứng minh nếu các biện pháp hòa giải nhằm giải quyết tranh chấp chủ quyền không hiệu quả thì chiến tranh mở có thể xảy ra.
    Đó cũng là thách thức với ASEAN khi vẫn chưa có được một cơ chế giải quyết mang tính ràng buộc pháp lý với Trung Quốc về biển Đông. Điều nguy hiểm là Trung Quốc vẫn tiếp tục đơn phương gây hấn bất chấp sự phản đối của dư luận khu vực và quốc tế. Chuyên gia Roby ước tính kể từ khi xâm chiếm bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã châm ngòi bảy vụ đối đầu với các nước cùng chung biên giới trên biển. Do đó biển Đông rất cần một cơ chế giải quyết tranh chấp mang tính bắt buộc, độc lập và tự động.
    Theo báo Bangkok Post, từ ngày 11 đến 13-8, thành phố Yeosu ở Hàn Quốc sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để thảo luận về UNCLOS theo quan điểm của châu Á. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế 2012 (World Expo 2012) ở Yeosu với chủ đề bảo vệ đại dương và hệ thống sinh thái biển. Bangkok Post nhắc đến việc năm 2011, UNCLOS lần đầu tiên giúp giải quyết tranh chấp trên biển, giữa Bangladesh và Myanmar về vịnh Bengal.
    ITLOS, một trong những cơ chế mà các thành viên UNCLOS có thể sử dụng khi rơi vào tình trạng tranh chấp, đã đưa ra phán quyết được cả Myanmar và Bangladesh thừa nhận là “công bằng”. Mới đây Philippines đã công khai đề nghị giải quyết tranh chấp bãi cạn Scarborough với Trung Quốc ở tòa án quốc tế. Thiếu các bằng chứng thuyết phục để khẳng định chủ quyền trên biển Đông, Trung Quốc dù là thành viên UNCLOS nhưng đã từ chối giải pháp này.
    Đến nay, Trung Quốc vẫn không đồng ý đưa các tranh chấp lãnh hải ra tòa án quốc tế, dù Philippines đã công khai đề nghị. Là thành viên UNCLOS, Trung Quốc chưa bao giờ tỏ ý sẽ chấp nhận giải pháp có trung gian quốc tế để phân xử ở biển Đông.
    Trung Quốc, Đài Loan hợp tác?
    Theo báo Nhật Asahi Shimbun, có tin Trung Quốc và Đài Loan sẽ cùng hợp tác để khai thác chung tài nguyên quanh đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hiện Đài Loan đang kiểm soát hòn đảo này. Mới đây một lãnh đạo Công ty dầu khí Đài Loan CPC và cũng là một nghị sĩ trong Quốc dân đảng cầm quyền Đài Loan tuyên bố đáy biển quanh đảo Ba Bình có trữ lượng dầu và khí tự nhiên dồi dào.
    Nghị sĩ này nhấn mạnh: “Sẽ rất có lợi nếu một dự án cùng khai thác giữa hai bờ eo biển được tiến hành”. Asahi dẫn nguồn tin giấu tên từ Đài Bắc cho biết chính quyền nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt đầu xem xét khả năng hợp tác với Trung Quốc đại lục. Trong một cuộc hội thảo hồi giữa tháng 7 trên đảo Hải Nam, nhiều học giả Trung Quốc và Đài Loan đã đề xuất các dự án khai thác chung giữa hai bên trên biển Đông.
    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục các động thái gây hấn. Tân Hoa xã đưa tin chính quyền Trung Quốc đã bổ nhiệm sĩ quan chỉ huy lực lượng quân đồn trú trên cái gọi là “thành phố Tam Sa” ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Mới đây, thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb chỉ trích việc thành lập “thành phố Tam Sa” và đưa quân đồn trú trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho thấy Trung Quốc ngày càng hiếu chiến.
    “Theo tôi, rõ ràng là Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế” - thượng nghị sĩ Webb nhấn mạnh. Ông Webb cũng chỉ trích việc Trung Quốc liên tục từ chối giải quyết tranh chấp biển Đông theo cơ chế đa phương.
    KHỔNG LOAN - H.T.
    Nguồn: Tuổi Trẻ

    Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

    Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?


    Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?

    (VTC News) - Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc nói, Việt Nam được Mỹ ủng hộ về Biển Đông, nhưng cũng sẽ không bị Mỹ 'giật dây'.


    Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?
    Cựu Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam, ông Tề Kiến Quốc. 
    Ông Tề Kiến Quốc từng là Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ, ông Tề về nước và giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu châu Á ở nước này. Hôm 26/7, ông Tề trả lời phỏng vấn tờ Hoàn Cầu thời báo, sau hàng loạt những động thái gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
    VTC News xin trích lược giới thiệu bài phỏng vấn này.
    - Sau khi Mỹ và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, mối liên kết giữa hai nước ngày càng tăng lên. Theo ông, yếu tố nào dẫn đến điều này?
    Việt Nam và Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ năm 1995, tới nay đã là 17 năm. Khách quan mà nói, phải mất một thời gian ngắn để hai nước có mối quan hệ nồng ấm như hiện nay. Tôi xin lấy ví dụ về hai mặt kinh tế và chính trị. 
    Về mặt kinh tế, Mỹ gỡ bỏ cấm vận Việt Nam năm 1994, nhưng đến tận năm 2000, hai nước mới ký hiệp định thương mại. 
    Về chính trị, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới Việt Nam cũng trong năm 2000 với kỳ vọng nâng tầm hợp tác giữa hai quốc gia. Đây cũng là năm tôi tới Việt Nam trong vai trò Đại sứ Trung Quốc ở đây.
    Tuy nhiên, ông Bill Clinton khi tới Việt Nam đã nói rất nhiều về dân chủ, dân quyền và không được phía Việt Nam chia sẻ quan điểm.
    Những điều này cho thấy, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam từ năm 1995 tới năm 2000 diễn ra khá lạnh nhạt.

    Cựu đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam nói gì về Biển Đông?
    Chủ tịch nước Trần Đức Lương và Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam năm 2000 

    Năm năm sau, hai bên kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Thủ tướng Phan Văn Khải tới thăm Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau khi kết thúc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, một nhà lãnh đạo Việt Nam tới Mỹ.
    Tôi cho rằng, đây mới thực sự là dấu hiệu cho thấy hai nước chính thức bình thường hóa quan hệ.

    Một năm sau đó, Tổng thống Mỹ Bush tới Việt Nam trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao APEC ở Hà Nội, xác nhận việc Mỹ bình thường hóa thương mại vĩnh viễn với Việt Nam. Từ đó về sau, mối quan hệ Việt – Mỹ ngày càng nồng ấm rõ rệt.

    Việt Nam có vị thế địa lý chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ coi Việt Nam là người bạn mới cực kỳ quan trọng. 
     
    Nếu nói đâu là nguyên nhân, tôi cho rằng đó chính là việc Mỹ điều chỉnh chiến lược ngoại giao, trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

    - Theo ông, hai nước đã có đạt được những lợi ích gì từ sau năm 2005?
    Chiến lược ngoại giao của Mỹ là muốn quay trở lại châu Á – Thái Bình Dương, ngoài những đồng minh truyền thống như Nhật, Hàn Quốc, Australia, Philippines, Thái Lan, họ cũng rất muốn có thêm người bạn mới.
    Việt Nam có vị thế địa lý chiến lược trong chính sách ngoại giao của Mỹ. Họ coi Việt Nam là người bạn mới cực kỳ quan trọng. 
    Với Mỹ, việc đạt được lợi ích kinh tế không quá quan trọng, cốt yếu là tận dụng được vị trí chiến lược trọng yếu của Việt Nam.
    Với Việt Nam, họ đã đạt được nhiều lợi ích từ phía Mỹ, cả về chính trị và kinh tế. Việt Nam hy vọng Mỹ gỡ bỏ dần ‘diễn biến hòa bình’, ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông. 
    Hiện tại, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất và mang lại giá trị thăng dư lớn nhất cho Việt Nam. Tuy nhiên, Trung Quốc 7 năm liên tiếp là nước xuất khẩu nhiều nhất sang Việt Nam. Nếu so sánh, lợi nhuận từ xuất khẩu sang Mỹ vẫn kém số tiền nhập siêu từ Trung Quốc. 
    Về việc, liệu hai nước đã đạt được tất cả những gì họ muốn ở nhau, tôi thấy khó mà nói hết được. Phải phân tích từng vấn đề cụ thể. Việt Nam có thể đạt được điều gì? Đó là khoa học kỹ thuật tiên tiến, nguồn tiền đầu tư, thậm chí là sự ủng hộ của Mỹ ở Biển Đông.
    Với Mỹ, vị trí chiến lược của Việt Nam có vai trò cực quan trọng trong việc mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Cụ thể là Mỹ muốn đưa tàu chiến tới vịnh Cam Ranh.
    Tuy nhiên, một quan chức Bộ Quốc phòng Việt Nam từng nói với tôi: “Sau khi hải quân Nga rút toàn bộ khỏi vịnh Cam Ranh năm 2004, nơi này sẽ không bao giờ được cho hải quân nước thứ 3 thuê”.
    Tôi cho rằng Việt Nam sẽ làm đúng lời đã nói, Mỹ sẽ không có hy vọng đưa tàu chiến vào vịnh Cam Ranh.
    - Mỹ thường xuyên phê phán vấn đề chính trị Trung Quốc, trong khi không tiếc lời ca ngợi Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về việc này?

    Cách làm của Mỹ với Trung Quốc và Việt Nam có cái giống và không giống nhau.
    Giống ở chỗ, Mỹ khác biệt về chế độ chính trị với hai nước trong xã hội chủ nghĩa.
    Biểu hiện cụ thể của việc này chính là cái mà Trung Quốc gọi là “Mỹ hóa, chia rẽ hóa” trong khi Việt Nam gọi là “Diễn biến hòa bình”. 

    Khác ở chỗ, Mỹ coi Việt Nam là đối tác, trong khi coi Trung Quốc là đối thủ. Về mặt chính trị, Mỹ đang thúc đẩy TPP (Trans – Pacific Partnership Agreement - Thỏa thuận hợp tác xuyên Thái Bình Dương) và đàm phán với 9 nước. Việt Nam có trong danh sách được kêu gọi, trong khi Trung Quốc không được mời. 
    Tôi cho rằng Trung Quốc phải cực kỳ thận trọng với việc này, khi mà cả Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đang tham gia đàm phán. Chúng ta cần nghiên cứu kỹ, không thể phản đối ầm ĩ, bừa bãi. Nếu đạt được TPP, nghĩa là Mỹ đang tạo ra WTO (Tổ chức thương mại thế giới) thứ hai.
    - Có quan điểm cho rằng, Mỹ đang muốn lợi dụng việc ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông để “diễn biến hòa bình”, và Mỹ muốn đạt được điều mà họ đã thất bại trong chiến tranh Việt Nam?

    Có thể thấy là, Mỹ muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là điều không thể. Ngược lại, Việt Nam rất cảnh giác với “diễn biến hòa bình”. 
     
    Tôi không đồng ý quan điểm này, bởi không thể đồng nhất sự khác biệt chính trị và mối quan hệ hai nước.
    Có thể Mỹ muốn điều đó, nhưng họ gần như không có khả năng làm được, bởi đây là vấn đề sinh tử tồn vong với Việt Nam.

    Những nỗ lực của Mỹ trong việc xúi giục bạo động, lập khu tự trị đều bị Việt Nam dập tắt. 
    Tôi nhớ là tháng 11 năm ngoái, báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam liên tiếp có bài viết, nhắc nhở người Việt Nam cần cảnh giác với những mưu đồ kích động dân chủ, dân quyền.
    Có thể thấy là, Mỹ muốn thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam là điều không thể. Ngược lại, Việt Nam rất cảnh giác với “diễn biến hòa bình”. 
    - Mỹ và Trung Quốc đều đã có chiến tranh với Việt Nam, điều này ảnh hưởng thế nào tới chính sách ngoại giao của nước này?
    Hai cuộc chiến đó không giống nhau. Việt Nam đánh Mỹ vì Mỹ xâm lược nước họ, đây là cuộc chiến giành độc lập, chủ quyền dân tộc. Còn cuộc chiến với Trung Quốc chỉ là xung đột biên giới.
    Trong cuộc chiến chống Mỹ, cứu nước, chủ tịch Mao Trạch Đông từng nói: “700 triệu người dân Trung Quốc là sự hậu thuẫn kiên cường của Việt Nam, lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là hậu phương tin cậy của Việt Nam”.
    Mỗi năm, đến ngày Giải phóng miền Nam, lãnh đạo Việt Nam đều nhắc tới sự giúp đỡ chân thành của Trung Quốc. Chúng ta có hơn 1.400 liệt sĩ hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Việt Nam. Chính quyền và người dân Việt Nam đều chăm sóc, bảo vệ rất tốt cho những ngôi mộ liệt sĩ Trung Quốc.
    Tất nhiên, chiến tranh biên giới với Trung Quốc có ảnh hưởng lớn đến chính sách ngoại giao của Việt Nam. Hiến pháp nước này năm 1980 viết: “Mỹ là kẻ thù số một của Việt Nam. Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm trực tiếp của Việt Nam”. Đến năm 1991, khi Việt – Trung bình thường hóa quan hệ, câu này đã được xóa đi.

    Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược ngoại giao: Độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác phát triển, tích cực quốc tế hóa, đa phương hóa. 
     
    - Ông nhận định thế nào về chính sách ngoại giao trọng điểm của Việt Nam trong tương lai?

    Hiện tại, Việt Nam vẫn kiên trì chiến lược ngoại giao: Độc lập tự chủ, hòa bình hợp tác phát triển, tích cực quốc tế hóa, đa phương hóa.
    Đầu thế kỷ 21, Việt Nam đặt ra 3 ưu tiên phát triển: phát triển quan hệ với quốc gia láng giềng, phát triển quan hệ truyền thống với các nước bạn bè truyền thống, phát triển quan hệ với các nước lớn. 

    Tôi còn nhớ, Chủ tịch nước Trần Đức Lương từng nói: “Trung Quốc là nước duy nhất thích hợp với 3 ưu tiên phát triển của Việt Nam”. Tuy nhiên, sau này do có tranh chấp lãnh hải, cách nói này rất ít xuất hiện.
    Hiện nay, Việt Nam đang có quan hệ rất tốt với các nước láng giềng. Bước phát triển tiếp theo sẽ là quan hệ tốt với các quốc gia lớn như Nga, Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc v.v. Đặc biệt là Mỹ, quan hệ giữa hai nước nồng ấm lên trông thấy.  
    Văn Việt (lược dịch)
    Nguồn:(VTC News) 
    Ng

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc


    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    (VTC News) - Hàng ngàn cảnh sát và người dân thành phố Khải Đông, Giang Tô, Trung Quốc đã xảy ra đụng độ trong cuộc biểu tình phản đối chính quyền nổ ra ở đây.
    Ít nhất 1.000 người biểu tình đã diễu hành qua thành phố Khải Đông trong chuỗi những cuộc biểu tình phản đối dự án xây đường ống nước thải ở tình Giang Tô, hôm 28/7.
    Cuộc đụng độ đã xảy ra sau khi những người biểu tình tấn công các tòa nhà văn phòng chính phủ, lục soát và lật úp, phá hủy những chiếc xe công ở đây.
    Điều này đã khiến các quan chức phải hủy bỏ dự án đường ống nước thải, nguyên nhân của cuộc biểu tình khi người dân cho rằng nó sẽ hủy hoại môi trường.


    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Người dân lật xe của các cơ quan chính phủ để phản đối 

    Trương Quốc Hoa, Thị trưởng thành phố cho biết họ sẽ chấm dứt dự án xây đường ống dẫn nước thải từ một nhà máy giấy của chủ đầu tư Nhật Bản xuống biển.
    Điều này sẽ gây ô nhiễm môi trường biển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng khai thác cá của người dân thành phố ven biển này.

    Theo Dailymail, đây là dự án công nghiệp thứ 2 trong tháng này bị hủy bỏ ở Trung Quốc do áp lực từ những cuộc biểu tình của người dân.
    Dự án trước đó bị hủy là dành cho một nhà máy sản xuất đồng ở thành phố Thập Phương, Tứ Xuyên với tổng trị giá lên đến 1.6 tỉ USD
    .

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc


    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Đám đông cảnh sát đang khống chế 1 người biểu tình 

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Người biểu tình biến mất trong tầm nhìn của phóng viên 
    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Người dân trả đũa 

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    1 người biểu tình đứng trước hàng cảnh sát chống bạo động 
    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Cảnh sát chống bạo động được trang bị đẩy lùi đám đông 

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Xe cảnh sát cũng bị lật úp 
    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Một văn phòng nhà nước tan hoang sau khi người biểu tình kéo qua 

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Văn phòng bị lục tung 
    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Đông nghẹt cảnh sát và người biểu tình 

    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc
    Một lượng lớn người dân còn chưa xuống đường mà chỉ đứng xem 
    Ảnh: Biểu tình rầm rộ ở Trung Quốc

    Tùng Đinh
    Nguồn:(VTC News) 

    Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

    Philippines sẽ xử lý tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ


    Philippines sẽ xử lý tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ
    TP - Ngày 27-7, quân đội Philippines tuyên bố sẽ “hành động thích đáng” đối với các tàu Trung Quốc xâm nhập lãnh thổ nước này. Một ngày trước đó, Tổng thống Philippines Aquino thể hiện quyết tâm theo đuổi giải pháp hoà bình cho tranh chấp trên biển Đông.
    Người dân Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu thuyền tới bãi cạn Scarborough. Ảnh: AP
    Người dân Philippines phản đối Trung Quốc đưa tàu thuyền tới bãi cạn Scarborough. Ảnh: AP.
    “Chúng ta cần bình tĩnh, chúng ta cần nghiên cứu đầy đủ và chúng ta sẽ có thể giải quyết được tình hình này theo cách bảo đảm lợi ích của mọi người”, ông Aquino nói hôm 26-6, trong một cuộc phỏng vấn với các phóng viên tại lễ kỷ niệm 114 năm thành lập Bộ Ngoại giao Philippines.
    Khi được hỏi về một số nghiên cứu nói lên khả năng xảy ra xung đột vũ trang trong khu vực, ông Aquino nói Philippines “luôn sẵn sàng” dù năng lực có hạn.
    Ông Aquino bày tỏ tin tưởng rằng Philippines và Trung Quốc, cũng như các nước khác tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, đều không muốn cuộc tranh chấp lên tới mức xung đột quân sự.
    Tổng thống Aquino khẳng định Philippines sẽ đối thoại tích cực với các quốc gia láng giềng. Philippines đang theo đuổi “con đường luật pháp” để đạt được một giải pháp “có thể chấp nhận được”, ông nói.
    Bỏ ngỏ khả năng bắt giữ tàu cá Trung Quốc
    Đại tá Neil Estrella, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh miền Tây ở tỉnh Palawan của Philippines, cho biết, tính đến chiều 27-7, họ đã phát hiện 5 tàu Trung Quốc gần dải đá ngầm Vành Khăn.
    Đội tàu của Trung Quốc gồm hai tàu chở hàng, một tàu cá, một tàu chở dầu và một tàu dân sự. Ngoài ra, khoảng 20 tàu cá Trung Quốc được phát hiện ở khu vực gần đảo Pagasa. Ông Estrella nói rằng, những tàu này không được tàu quân sự hộ tống.
    Khi được hỏi sẽ làm gì nếu bắt gặp ngư dân Trung Quốc xâm phạm vùng biển Philipines, đánh bắt bất hợp pháp, ông Estrella nói: “Chúng tôi sẽ đáp trả thích đáng và theo hướng xây dựng như cách chúng tôi đang theo đuổi”.
    Giới chức quốc phòng Philippines bỏ ngỏ khả năng bắt giữa các tàu Trung Quốc đi vào lãnh thổ Philippines.
    Đại tá Arnulfo Burgos, phát ngôn viên của Lực lượng Vũ trang Philippines, cho biết họ sẽ tiếp tục giám sát những diễn tiến trong vùng biển. Gần đây, Trung Quốc tăng cường hiện diện tại các khu vực tranh chấp trên biển Đông, trong đó có bãi cạn Scarborough, nhằm từng bước hiện thực hóa yêu sách đường 9 đoạn (Đường lưỡi bò).
    Tuy nhiên, nhiều học giả nổi tiếng trên thế giới chỉ trích Trung Quốc đã có những hành động sai lầm làm gia tăng căng thẳng ở khu vực.
    Gia Tùng
    Theo Philippine Sta
    Nguồn: Tiền Phong

    Tàu Trung Quốc tận thu san hô ở Trường Sa


    Tàu Trung Quốc tận thu san hô ở Trường Sa

    Philippines tố các tàu cá của Trung Quốc gây hại môi trường biển và an ninh lương thực khi tận thu san hô ở đảo Thị Tứ, thuộc quần đảo Trường Sa.
    Trung Quốc đưa 30 tàu cá ra Trường Sa
    Trung Quốc đề xuất vũ trang cho ngư dân

    Ngày 27/7, thị trưởng thành phố tự trị Kalayaan của Philippines, ông Eugenio Bito-onon, cho biết có thể quan sát thấy các tàu của ngư dân Trung Quốc, được sự hộ tống của các tàu ngư chính, đánh bắt tại đảo Thị Tứ.
    Đảo Thị Tứ là nơi có tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, nhưng cả Philippines và Trung Quốc cũng có tuyên bố tương tự.
    Các tàu cá của Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ. Ảnh do Bộ tư lệnh miền tây quân đội Philippines chụp.
    Các tàu cá của Trung Quốc quanh đảo Thị Tứ, trong tầm quan sát của Bộ tư lệnh miền tây quân đội Philippines. Ảnh: Inquirer.
    Theo Eugenio Bito-onon, các ngư dân Trung Quốc đang tận diệt san hô, điều bị cấm, và gây tổn hại sinh thái môi trường biển.
    "Chúng tôi có thể bỏ qua nếu họ chỉ đánh bắt cá, nhưng chúng tôi thấy họ đang chở san hô trên các tàu của mình. Đương nhiên điều này phải được cảnh báo vì nó đang đe dọa tới an ninh lương thực và đời sống của người dân."
    Thị trưởng nói các nhân viên của ông, bằng mắt thường, cũng có thể thấy ngư dân Trung Quốc dùng cáp thép móc vào các tảng san hô, rồi dùng tời và trục kéo lên thuyền của họ.
    Eugenio cho biết có 9 tàu của Trung Quốc đang neo đậu từ tuần trước. Một số báo cáo khác từ Bộ Quốc phòng Philippines cho hay có 20 tàu ngư dân Trung Quốc và hai tàu hộ tống có mặt tại Thị Tứ. Giới chức Philippines nghi ngờ rằng nhóm này thuộc đội tàu 30 chiếc xuất phát rầm rộ từ Hải Nam gần hai tuần trước tiến xuống Trường Sa.
    Đội tàu này đã khai thác cá trái phép tại các đảo Đá Chữ Thập, Châu Viên và Su Bi mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.
    Biển Đông là tuyến đường vận tải quan trọng hàng đầu thế giới và được cho là nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản và hải sản dồi dào. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông và thực hiện nhiều hoạt động rầm rộ tại đây, bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng như Philippines và Việt Nam.
    Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua khẳng định nước này luôn mong muống giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình nhưng cũng sẵn sàng tự vệ trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang trên Biển Đông.
    Đại diện ngoại giao Việt Nam nhiều lần phản đối các hành động gây phức tạp tình hình của Trung Quốc, trong đó có việc đưa ngư dân xuống khai thác trái phép ở các địa điểm thuộc chủ quyền của Việt Nam.
    Anh Ngọc
    Nguồn: VNExpress


    Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

    Trung Quốc đang tăng áp lực với Việt Nam

     

    Việc Trung Quốc điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú tại Biển Đông cho thấy Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực nhưng lại chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á, trả lời VnExpress.

    Carl Thayer là chuyên gia nổi tiếng và có nhiều bình luận về vấn đề tranh chấp Biển Đông trong nhiều năm qua. Ông hiện là giáo sư khoa học xã hội và nhân văn, Học viện Quốc phòng Australia.
    - Trung Quốc gần đây có một số động thái quân sự trên Biển Đông như thành lập cơ sở và đội quân đồn trú trên Biển Đông, triển khai tàu hải quân ở Trường Sa... Ông có bình luận gì về những động thái này?
    - Căng thẳng trên biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đang leo thang sau gần một năm tương đối hòa bình. Trung Quốc đang đáp trả lại việc chống cự từ Philippines và Việt Nam bằng những hành động được tính toán cẩn thận. Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật đe dọa để chia rẽ ASEAN, hòng khiến Philippines cũng như Việt Nam rút lui trong việc bảo vệ chủ quyền. Việc nước này cử một đội gồm 30 tàu cá và tàu hộ tống cũng nhằm chứng minh rằng nước này có thể triển khai một số lượng tàu lớn để áp đảo khả năng bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
    Quyết định (về việc thành lập cơ sở đồn trú của quân đội Trung Quốc ở Tam Sa) của Quân ủy Trung ương Trung Quốc là động thái mạnh nhất trong thời gian qua, vì cơ quan này đại diện cho cấp lãnh đạo cao nhất ở Trung Quốc, và cũng phản ánh quan điểm của Quân đội Giải phóng Trung Quốc (PLA).
    Quyết định đó có ý nghĩa tượng trưng hơn là đe dọa quân sự thực sự. Đảo Woody (ông Thayer dùng tên quốc tế để chỉ Phú Lâm, đảo lớn nhất ở quần đảo Hoàng Sa hiện do Trung Quốc chiếm đóng trái phép) vốn từ lâu đã là một cơ sở quan trọng trong việc thu nghe tín hiệu điện tử từ Việt Nam.
    Tuy nhiên, cũng sẽ là sai lầm nếu đánh giá thấp quyết định lập cơ sở đồn trú của Trung Quốc. Diễn biến mới này sẽ làm tăng quyền lực của PLA đối với các cơ quan dân sự trong việc bảo vệ chủ quyền mà Trung Quốc tuyên bố ở biển Nam Trung Hoa.
    Cả hai động thái - điều đội tàu cá và lập cơ sở đồn trú - cho thấy Trung Quốc đang đi một bước cố ý nhằm tăng áp lực lên Việt Nam. Hai sự kiện đều là những quyết định có tính toán kỹ lưỡng về mặt chiến thuật. Tuy nhiên Trung Quốc vào thời điểm này chưa sẵn sàng dùng vũ lực chống Việt Nam.
    - Tàu hộ vệ Đông Hoán mắc cạn, tàu đổ bộ Ngọc Đình bị phát hiện ở Trường Sa, rồi đến việc tuyên bố thiết lập cơ sở đồn trú ở Biển Đông. Những sự kiện này có thể được hiểu như thế nào, thưa ông?
    - Ngoại trừ việc hiện diện ở đồn trú trên đảo Woody (Phú Lâm), Hải quân Trung Quốc vẫn đứng trong hậu trường và chưa tham gia vào bất kỳ một sự cố lớn nào trong 3 năm qua. Các tàu chính của Trung Quốc trên Biển Đông thuộc cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc và Cơ quan hành pháp Ngư nghiệp.
    Trung Quốc sẽ kiềm chế sử dụng các tàu hải quân, bởi dùng đến lực lượng này là đánh dấu một bước leo thang rất lớn, có thể làm hỏng tiến trình ngoại giao bàn thảo về Quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), và dẫn đến sự phản đối của các cường quốc khác.
    - Một quan chức cấp cao Trung Quốc gần đây đã đề xuất vũ trang cho các ngư dân và đưa họ ra Biển Đông. Theo ông, chính phủ Trung Quốc sẽ ứng xử thế nào với đề xuất này?
    - Tôi không nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc sẽ phê duyệt việc vũ trang hóa ngư dân. Thứ nhất, chính quyền trung ương sẽ không thể kiểm soát được các ngư dân và điều đó có thể dẫn đến "cái sảy nảy cái ung". Nói cách khác, ngư dân có thể buộc chính quyền trung ương thực hiện những hành động được xem là không phục vụ lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Đề xuất này quả là dốt nát. Những ngư dân được vũ trang có thể trở thành cướp biển, họ dễ dàng đánh mất chính mình, và ai mà biết được các vũ khí rồi sẽ tuột vào tay ai?
    Tàu Ngư chính 310 thuộc loại lớn nhất của Trung Quốc, thường hoạt động ở Biển Đông. Ảnh: Nddaily.
    - Để đề phòng xung đột với các lực lượng hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đông, theo ông Việt Nam và Philippines, cần làm gì?
    - Cả Việt Nam và Philippines đều cần đẩy mạnh tuần tra hàng hải bằng máy bay và tàu biển. Hai nước nên hợp tác trao đổi thông tin chặt chẽ. Hai nước cần đảm bảo rằng Cảnh sát Biển và Tuần duyên của mình được bảo vệ và có những quy tắc rõ ràng khi thực hiện vai trò của mình. Những quy tắc cần chỉ rõ những trường hợp nào thì được sử dụng vũ lực.
    - Truyền thông Trung Quốc gần đây đưa nhiều thông tin về những động thái của tàu hải quân và tàu cá Trung Quốc trên Biển Đông. Điều này có khác biệt gì so với trước đây?
    - Trung Quốc luôn nói rằng các hoạt động của tàu dân sự của họ trên biển Nam Trung Hoa là hoạt động bình thường, thực hiện chủ quyền. Sự thay đổi ở đây là gì? Tuyên bố về đường 9 đoạn của họ ngày càng vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ Việt Nam và Philippines. Việt Nam đã công bố Luật Biển và Philippines thì bác bỏ tuyên bố chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với bãi cạn Scarbourough.
    Trong nội bộ Trung Quốc cũng đang chia rẽ về ý nghĩa của đường này. Những cái đầu nóng theo chủ nghĩa dân tộc Trung Hoa đang muốn ngăn chặn bất kỳ cuộc tranh luận nào bằng cách chứng minh rằng Trung Quốc có chủ quyền. Sau loạt diễn biến đầu năm 2011, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã chỉ định một Nhóm Dẫn đầu (LSG) trực thuộc Ủy viên Hội đồng Nhà nước Đới Bỉnh Quốc nhằm nắm quyền kiểm soát các hoạt động của nhiều bộ liên quan đến Nam Trung Hoa. Bộ Ngoại giao Trung Quốc được giao trọng trách chỉ đạo và phối hợp các phản ứng của Trung Quốc. Hiện chưa có hoạt động nào kể trên chứng minh được hiệu quả hoàn toàn.
    Tôi cho rằng, chừng nào việc chuyển giao quyền lực ở Trung Quốc còn chưa xong, thì những người muốn thăng tiến về quyền lực sẽ còn nêu ra vấn đề Nam Trung Hoa để thu hút sự ủng hộ của người trong nước.
    Anh Mai (thực hiện)
    Nguồn: VnExpress.