(GDVN) -“Trung Quốc đã không còn tự nép mình để âm thầm phát triển sau gần 20 năm theo đường lối của Đặng Tiểu Bình nữa mà muốn thể hiện mình trên trường quốc tế. Ý đồ của Trung Quốc đã bộc lộ rõ qua những hành động ngang ngược gần đây”.
Những hành động ngang ngược đã được dự đoán trước
Chúng tôi biết ông là một học giả
nghiên cứu rất sâu về Trung Quốc – người đã công khai có những cảnh báo
về các hành động ngang ngược của Trung Quốc từ năm 2009. Và chính ông
cũng là người đã có những phát biểu quyết liệt khi tàu hải giám của
Trung Quốc cắt cáp tàu của PVN năm ngoái. Ông là Dương Danh Dy – Nguyên
Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, nguyên Tổng lãnh sự
Việt Nam tại Quảng Châu.
Đảo Đá Nam vươn mình phát triển nơi đầu sóng, ngọn gió. |
Trao đổi với chúng tôi về những hành
động coi thường luật pháp quốc tế vừa qua của Trung Quốc, ông Dương Danh
Dy nói: “Việc Trung Quốc tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam
Sa”, ngang nhiên mời thầu thăm dò và khai thác dầu tại 9 lô thuộc chủ
quyền Việt Nam… chỉ là những hành động nối tiếp trong chuỗi hành động
nhằm thực hiện âm mưu “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc.
Kể từ khi GDP của Trung Quốc vượt Nhật
để đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc đã tuyên bố biển Đông là lợi
ích cốt lõi của Trung Quốc tức là Trung Quốc “sẵn sàng dùng vũ lực để
bảo vệ lợi ích” đó. Tiếp đó, họ liên tục những động thái như cắt cáp tàu
Viking II và Bình Minh II của PVN rồi đến một loạt hành động vào cuối
tháng 6 vừa qua. Qua đó có thể thấy, Trung Quốc đã không còn tự khép
mình để âm thầm phát triển sau gần 20 năm theo đường lối của Đặng Tiểu
Bình nữa mà muốn thể hiện mình trên trường quốc tế. Ý đồ của Trung Quốc
đã bộc lộ rõ qua những hành động ngang ngược trên”.
Theo ông Dy, hiện nay, những cách mà
chính quyền và nhân dân Việt Nam thể hiện sự phản đối hành động ngang
ngược của Trung Quốc là rất đúng. Chúng ta tôn trọng vai trò nước lớn
của họ, nhưng không vì thế mà chúng ta để mặc họ muốn làm gì thì làm.
Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là không thể nhưọng bộ, là vấn đề không
thể mang ra “mặc cả”. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đừng quên những “bài học
nhớ đời” của tiên tổ họ ở mảnh đất và vùng biển phương Nam này.
Theo ông, Trung Quốc có thể có động thái nào tiếp theo, dù vấp phải sự phản đối từ phía cộng đồng quốc tế?
Theo tôi, thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục có những hành động mạnh
mẽ hơn để thực hiện âm mưu bành trướng của mình. Đó là ngang nhiên khai
thác dầu trong vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, xây dựng những nhà
giàn ngay cạnh những đảo của ta tại Trường Sa… Tuy nhiên khi xảy ra
những hành động như vậy, dù không muốn nhưng chắc chắn Việt Nam sẽ hành
động đáp trả một cách quyết liệt để bảo vệ độc lập, chủ quyền của mình
tại biển Đông và tôi tin Việt Nam có đủ điều kiện và sức mạnh để làm như
vậy.
Một trong những lý do để Trung Quốc
tiến xuống biển Đông là nguồn tài nguyên về dầu mỏ và khoáng sản có trữ
lượng lớn tại đây. Trên đất liền, để phục vụ công cuộc phát triển kinh
tế của mình, trong ba mươi năm qua Trung Quốc đã khai thác gần cạn kiệt
rồi. Khi nguồn tài nguyên trên lục địa đã hết, Trung Quốc tiến ra biển
vì sự sống còn của nền kinh tế đang phát triển này.
Tại khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc vấp phải sự quyết liệt của một loạt các nước mạnh như Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì lẽ đó, việc tiến xuống biển Đông của Trung Quốc nơi có những nước nhỏ và không có sự liên kết chặt chẽ, càng trở nên quyết liệt và ngang ngược hơn.
Tại khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc vấp phải sự quyết liệt của một loạt các nước mạnh như Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì lẽ đó, việc tiến xuống biển Đông của Trung Quốc nơi có những nước nhỏ và không có sự liên kết chặt chẽ, càng trở nên quyết liệt và ngang ngược hơn.
Ông Dương Danh Dy |
Xét về tương quan, Việt Nam yếu hơn
Trung Quốc nhưng sức mạnh Việt Nam giờ đã khác trước: điều kiện kinh tế,
chính trị của chúng ta đã phát triển, quân đội cũng đã được trang bị
nhiều vũ khí hiện đại hơn, nhìn chung quân đội lớn và mạnh hơn nhiều so
với cuối thập kỷ 70. Thêm nữa, chúng ta có sự ủng hộ mạnh mẽ từ cộng
đồng quốc tế trong vấn đề Biển Đông. Vì vậy Trung Quốc không phải muốn
làm gì cũng được. Lịch sử mấy ngàn năm đã chứng minh điều đó”.
“Tôi không thích so sánh Trung Quốc với con hổ”
Thưa ông, nhiều chuyên gia đang ví
hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong thời điểm hiện tại
giống như một con hổ sau 20 năm vùi mình chờ thời, “mài giũa móng vuốt”,
nay vươn mình đứng dậy, “giễu võ dương oai”?
Tôi không thích so sánh Trung Quốc với
con hổ vì Trung Quốc còn kinh khủng hơn “con hổ” nhiều. Con hổ ăn no
thì nằm ngủ nhưng Trung Quốc thì không như vậy. Để nói về Trung Quốc thì
chỉ có thể dùng những tính từ như phương Tây đã dùng để mô tả: bá quyền
nước lớn, tham lam vô độ không điểm dừng… chứ không thể ví với bất kỳ
hình tượng nào.
Vậy phải chăng có sự khác biệt giữa “trỗi dậy hòa bình” 20 năm trước và hiện nay?
Thực ra sự “trỗi dậy hòa bình” trước
đây và sự “trỗi dậy hòa bình” trong mấy năm gần đây của Trung Quốc chỉ
là một. Dạo trước Trung Quốc dùng chữ “trỗi dậy” nhưng sau đó bị phương
Tây phản ứng nên Trung Quốc chuyển thành “phát triển” để làm vừa ý các
nước khác. Trong văn kiện Đại hội Đảng của Trung Quốc có mục tiêu đến
năm 2020, GDP của Trung Quốc vượt Anh, Đức, Pháp chỉ thua Nhật và Mỹ.
Tuy nhiên, mục tiêu này của Trung Quốc đã sớm đạt được khi GDP của Trung
Quốc vượt Nhật đứng thứ 2 thế giới. Và Trung Quốc chuyển mục tiêu sang
năm 2020, Trung Quốc vượt Mỹ. Sự trỗi dậy của Trung Quốc nhằm đưa Trung
Quốc trở thành cường quốc về kinh tế, quân sự.Nguồn: Báo GDVN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét