Ấn Độ một lần nữa khẳng định New Delhi sẽ không lùi bước trước những lời cảnh cáo của Trung Quốc liên quan tới dự án hợp tác thăm dò dầu khí giữa Ấn Độ với Việt Nam trên Biển Đông.
Bộ trưởng Kế hoạch-Khoa học-Công nghệ Ấn Độ Ashwani Kumar ngày 12/4 nhấn mạnh Biển Đông là tài sản của thế giới, không ai có quyền đơn phương kiểm soát vùng biển này. Ông Kumar tuyên bố Ấn Độ có đủ khả năng để bảo vệ các lợi ích tài chính và chiến lược của quốc gia.
Hôm 6/4, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói rằng Biển Đông thuộc sở hữu toàn thế giới, không nước nào được can thiệp cản trở hoạt động thương mại tại đây.
Ngày 12/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định các dự án Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí hiện nay là phù hợp với luật pháp quốc tế, các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam đều nằm trong khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước việc Trung Quốc yêu cầu Nga dừng các dự án khai thác dầu khí ở biển Đông, người phát ngôn nói: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982"./.
Bộ trưởng Kế hoạch-Khoa học-Công nghệ Ấn Độ Ashwani Kumar ngày 12/4 nhấn mạnh Biển Đông là tài sản của thế giới, không ai có quyền đơn phương kiểm soát vùng biển này. Ông Kumar tuyên bố Ấn Độ có đủ khả năng để bảo vệ các lợi ích tài chính và chiến lược của quốc gia.
Hôm 6/4, Ngoại trưởng Ấn Độ S.M. Krishna cũng đưa ra phát biểu tương tự, nói rằng Biển Đông thuộc sở hữu toàn thế giới, không nước nào được can thiệp cản trở hoạt động thương mại tại đây.
Ngày 12/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định các dự án Việt Nam hợp tác với các đối tác nước ngoài khai thác dầu khí hiện nay là phù hợp với luật pháp quốc tế, các dự án hợp tác dầu khí của Việt Nam đều nằm trong khu đặc quyền kinh tế 200 hải lý được quốc tế công nhận.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về bình luận của Việt Nam trước việc Trung Quốc yêu cầu Nga dừng các dự án khai thác dầu khí ở biển Đông, người phát ngôn nói: "Các dự án hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí hiện nay, bao gồm cả các dự án hợp tác với Gazprom, đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNLOC) năm 1982"./.
Nguồn: (Vietnam+)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét