Thái Bạch
Sơn-Thi-Thư blog: Sơn-Thi-Thư có quyển sách ĐÔNG TÂY KIM CỔ
TINH HOA của tác giả THÁI BẠCH. Mỗi lần thấy dư luận ồn ào về
một chuyện gì đó, chủ blog mở sách ra là thấy ngay có một truyện
tâm đắc về chủ đề đó. Nhân việc góp ý này nọ đang rầm rộ trên
mạng, Sơn-Thi-Thư xin được đưa truyện " Không bức hiếp dân"
trong cuốn sách trên (do nhà xuất bản Đồng Tháp ấn hành năm 1997)
lên blog với lời bình của chính tác giả Thái Bạch và đôi lời lạm bàn
của Sơn-Thi-Thư.
Nhân dân nước Trịnh, xưa thường hay tụ họp ở những trường học tại
thôn quê để bàn bạc về những chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền.
thôn quê để bàn bạc về những chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền.
Thấy thế một vị quan trong triều là Nhiên Minh đề nghị với tướng quốc Tử Sản:
- Để chứ, phá làm gì. Nhân dân người ta sớm tối kéo đến trường học
để bàn bạc về các chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền, thì đó là đại
phúc cho nước nhà. Chính họ là những bậc thầy của ta đấy, nên họ cho là
phải thì cứ thế làm, còn họ cho là dở phải liệu mà sửa đi. Can chi phải
phá trường học. Tôi nghĩ còn nên lập thêm nữa là khác.
để bàn bạc về các chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền, thì đó là đại
phúc cho nước nhà. Chính họ là những bậc thầy của ta đấy, nên họ cho là
phải thì cứ thế làm, còn họ cho là dở phải liệu mà sửa đi. Can chi phải
phá trường học. Tôi nghĩ còn nên lập thêm nữa là khác.
Vả chăng, tôi lại còn được nghe người ta nói "Hết lòng làm điều phải,
mới không bị thiên hạ oán trách" chứ chưa từng được nghe chỉ nạt nộ ra
oai mà tuyệt được hết sự oán trách của người. Cũng như phải đắp đê để
giữ nước, chứ bỏ đê đi thì nước vở tứ tung. Vậy là cứ phải để trường học,
để được nghe những câu chê bai mà làm thuốc chữa mình thì hơn.
mới không bị thiên hạ oán trách" chứ chưa từng được nghe chỉ nạt nộ ra
oai mà tuyệt được hết sự oán trách của người. Cũng như phải đắp đê để
giữ nước, chứ bỏ đê đi thì nước vở tứ tung. Vậy là cứ phải để trường học,
để được nghe những câu chê bai mà làm thuốc chữa mình thì hơn.
Nhiên Minh nghe xong, nói:
- Nay tôi mới rõ ông là một bậc thầy đáng kính. Tôi nghĩ lại như mình
quả thật bất tài. Ông làm được như lời, chẳng những một đám chúng tôi
được trông cậy mà cả dân nước cũng được nhờ.
quả thật bất tài. Ông làm được như lời, chẳng những một đám chúng tôi
được trông cậy mà cả dân nước cũng được nhờ.
Lời bàn của Thái Bạch:
Cũng là hai vị quan trong triều mà đối với việc nhân dân khen chê
chính sách của các nhà cầm quyền lại có hai ý kiến khác nhau, một nghĩ
là tức, còn một lại hoan nghênh.
chính sách của các nhà cầm quyền lại có hai ý kiến khác nhau, một nghĩ
là tức, còn một lại hoan nghênh.
Như vậy là thế nào ?
Ấy chỉ vì một đằng sợ dư luận, còn một đằng tôn trọng. Mà sợ sự thực
tức là không biết cai trị cũng cứ làm công việc cai trị, không đủ sức lo cho
thiên hạ cũng cứ muốn lo việc thiên hạ. Còn như hoan nghênh dư luận, tức
nghĩa là tôn trọng sự thực, mới xứng đáng là người trị nước chăn dân.
tức là không biết cai trị cũng cứ làm công việc cai trị, không đủ sức lo cho
thiên hạ cũng cứ muốn lo việc thiên hạ. Còn như hoan nghênh dư luận, tức
nghĩa là tôn trọng sự thực, mới xứng đáng là người trị nước chăn dân.
Than ôi ! Với những lời giải thích trên, Tử Sản đã đáng làm thầy
Nhiên Minh.
Nhiên Minh.
Sơn-Thi-Thư lạm bàn:
Lời bàn của tác giả Thái Bạch đã rất hay, chủ blog xin được lạm bàn
thêm tí chút. Đúng là bất tài (như Nhiên Minh tự nhận trong truyện trên)
thì mới làm cái việc "bịt miệng dân", và đúng là bất tài thì mới cho bắt bớ,
đàn áp khi người dân nói lên cái dốt, cái dở của nhà cầm quyền. Mấy câu
này của Tử Sản từ thời "Đông Chu liệt quốc" mà đến nay ( thế kỷ XXI này)
vẫn còn nguyên giá trị đối với những kẻ đang cầm quyền và sẽ cầm quyền:
" Nhân dân người ta sớm tối kéo đến trường học để bàn bạc về các
chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền, thì đó là đại phúc cho nước nhà.
Chính họ là những bậc thầy của ta đấy, nên họ cho là phải thì cứ thế làm,
còn họ cho là dở phải liệu mà sửa đi". Tiếc thay, ngày nay, những người
như Tử Sản thì ít, những kẻ còn độc tài và dốt nát hơn Nhiên Minh thì
quá nhiều ( vì ít ra Nhiên Minh cuối cùng thì cũng đã biết phục thiện).
* Mời xem thêm: Chuyện cung đình: Mừng hay lo ?
thêm tí chút. Đúng là bất tài (như Nhiên Minh tự nhận trong truyện trên)
thì mới làm cái việc "bịt miệng dân", và đúng là bất tài thì mới cho bắt bớ,
đàn áp khi người dân nói lên cái dốt, cái dở của nhà cầm quyền. Mấy câu
này của Tử Sản từ thời "Đông Chu liệt quốc" mà đến nay ( thế kỷ XXI này)
vẫn còn nguyên giá trị đối với những kẻ đang cầm quyền và sẽ cầm quyền:
" Nhân dân người ta sớm tối kéo đến trường học để bàn bạc về các
chính sách hay, dở của các nhà cầm quyền, thì đó là đại phúc cho nước nhà.
Chính họ là những bậc thầy của ta đấy, nên họ cho là phải thì cứ thế làm,
còn họ cho là dở phải liệu mà sửa đi". Tiếc thay, ngày nay, những người
như Tử Sản thì ít, những kẻ còn độc tài và dốt nát hơn Nhiên Minh thì
quá nhiều ( vì ít ra Nhiên Minh cuối cùng thì cũng đã biết phục thiện).
* Mời xem thêm: Chuyện cung đình: Mừng hay lo ?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét