(GDVN) - Ngày 19/6 người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lên tiếng phản đối hoạt động thị sát một số đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam của không quân Việt Nam sau khi báo chí nước này dẫn lại tin về hoạt động của một đơn vị không quân Việt Nam.
Ngày 19/6 người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc, Hồng Lỗi lên tiếng phản đối hoạt động thị sát một số
đảo trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam của không
quân Việt Nam sau khi báo chí nước này dẫn lại tin về hoạt động của một
đơn vị không quân Việt Nam.
Hồng Lỗi ngoài việc khẳng định cái gọi
là “chủ quyền không thể tranh cãi” (phi lý và phi pháp - PV) của Bắc
Kinh đối với quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền rõ ràng của Việt Nam)
còn cho rằng “những hành động của Việt Nam đã xâm phạm nghiêm trọng chủ
quyền của Trung Quốc, Trung Quốc vô cùng bất mãn với điều đó”?!
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi |
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung
Quốc lại một lần nữa lên tiếng yêu cầu phía Việt Nam “tuân thủ nghiêm
túc nhận thức chung giữa hai bên và Tuyên bố chung về hành động của các
bên trên biển Đông (DOC), không có những hành động làm phức tạp hóa tình
hình và làm lớn chuyện để duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực”?!
Phản ứng hết sức vô lý trên được Trung
Quốc đưa ra sau khi báo chí nước này dẫn nguồn tin từ báo chí Việt Nam
về hoạt động tuần tra một số đảo trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ
quyền của Việt Nam do lực lượng không quân thực hiện - Một hoạt động hết
sức bình thường đối với một phần lãnh thổ không thể tách rời của Việt
Nam.
Quần đảo Trường Sa và vùng biển phụ
cận là một bộ phận lãnh hải thuộc chủ quyền Việt Nam là một bộ phận lãnh
thổ thiêng liêng của Việt Nam với đầy đủ bằng chứng pháp lý và lịch sử
không ai phủ nhận được.
Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng nước này “vô cùng bất mãn” trước hoạt động thị sát vùng biển đảo chủ quyền của nước khác là do âm mưu của chính Trung Quốc độc chiếm biển Đông dẫn đến.
Qua sự kiện này có thể thấy việc thông
tin kịp thời các hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo thân yêu, bác
bỏ những luận điệu phi lý, phi pháp được phản ánh trên báo chí nước
ngoài là điều hết sức cần thiết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét