Mấy bữa trước, thấy một vài tờ báo đưa ra thông tin bài văn "canh gà Thọ Xương", thú thực tôi cũng không quan tâm lắm, bởi nghĩ chuyện nhỏ, sự vụ kiểu thế bây giờ có mà đầy, còn ối cái tệ hơn nhiều, lớn hơn nhiều, đáng lưu ý hơn nhiều. Hôm nay lại nghe tin cô giáo chấm bài "canh gà Thọ Xương" bị sốc, bị xì-trét nặng, phải nhập viện, thì thấy tội nghiệp, thương cảm. Rất nhiều khi, báo chí truyền thông từ những chuyện chả đâu vào đâu đã dồn ai đó vào chân tường, gây nên những bi kịch không đáng. Ở đây, cần nói cho rõ quan điểm, có những chuyện, với những người nhất định, phải đấu tranh, vạch trần đến cùng, không khoan nhượng; nhưng có những trường hợp, sự quyết đấu sẽ đem lại cái gì, nếu tốt ít hại nhiều thì có nên chăng? Nhân tiện, tôi xin kể 1 trường hợp cụ thể:
Khuya hôm qua 11.10 lúc 12 giờ 30 (chính xác là 0 giờ 30 ngày 12.10) tôi hết ca trực, về nhà. Tới giao lộ Trần Hưng Đạo- Tản Đà (Q.5, Sài Gòn) gặp đèn đỏ. Đã có nhóm 4 - 5 thanh niên dừng sẵn chờ đèn xanh. Nhìn kiểu cách đầu tóc ăn mặc biết ngay họ là những tay chơi. Nhưng rất nghiêm túc, tôn trọng luật dù đường ngang cực vắng. Ngay lúc ấy, một cảnh sát áo xanh còn khá trẻ nhưng bệ vệ, chạy chiếc xe máy Honda PCX tới, mặc đèn đỏ, mặc những người khác dừng chờ, anh ta chần chừ một chút rồi phớt tất, vọt luôn. Tôi nhìn con số báo trên đèn đỏ, còn 10 giây nữa. Tôi dõi biển số xe vi phạm, 59S1- 001.2? (tôi giấu 1 số cuối). Anh chàng không có vẻ gì đang thực thi công vụ. Một thanh niên trong nhóm trên buột miệng "đù má nó". Có thể nói anh công an đó đã tạo một hành vi rất xấu, rất tai hại. Tôi định công khai đầy đủ chuyện này nhưng rồi nghĩ lại, dù mình có ý định xây dựng mấy đi chăng nữa vẫn có thể khiến người chủ chiếc xe PCX kia bị phiền toái bởi lỗi tạm coi là nho nhỏ. Trên đời mấy ai không có lúc vô tình sai phạm.
Cô giáo trường Lomonosov cũng vậy. Tôi hoàn toàn không tán thành sự không thành khẩn nhận sai sót của cô (có người bảo là quanh co, giả dối) nhưng các vị ạ, cô ấy chỉ là nạn nhân, là kết quả tất yếu của nền giáo dục đã xuống cấp quá lâu, quá kéo dài, quá trầm trọng ở xứ này. Nhiều thứ cần được mổ xẻ chê trách hơn, làm quyết liệt, làm ra ngô ra khoai chứ không phải cô giáo "canh gà Thọ Xương".
Nhiều chục năm trở lại đây, mặc dù mấy nhà lãnh đạo quốc gia lúc nào cũng cứ loa loa như cái máy cassete "giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhưng thực tế cho thấy không những không được là quốc sách mà giáo dục còn ù lì, lẹt đẹt đứng gần cuối hàng. Suốt vài thập niên, nền giáo dục rối như mớ bòng bong, luẩn quẩn trong chính đám mạng nhện lạc hậu, phản khoa học, xa rời thực tế, tốn kém không hiệu quả do những người cầm trịch giáo dục chăng ra. Mấy chục năm, không có người tài giỏi thực sự chèo lái con thuyền giáo dục. Kể từ sau các vị Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, có thể kể thêm Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thị Bình có công lớn với sự học nước nhà, thì nền giáo dục ngày càng tuột dốc nhanh qua các triều đại Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận. Nhiều vị cứ cố đấm ăn xôi, lo cho chiếc ghế của mình để hết nhiệm kỳ hơn là lo cho giáo dục quốc dân. Chương trình nặng nề, học nặng về từ chương, thi cử; đạo đức xuống cấp; chạy theo thành tích rỗng; tụt hậu so với thế giới; sĩ diện không dám học hỏi bên ngoài, khăng khăng cố chấp với những thứ cổ lỗ sĩ; thầy cô giáo không sống được bằng nghề; học trò học chỉ cốt để đối phó chứ không cốt thu nạp kiến thức... Kệ, cứ mũ ni che tai, họp hành ngày này tháng nọ, bàn bạc trao đổi chả đi đến đâu. Một cái mô hình đại học quốc gia không giống ai nhưng cố duy trì cho bằng được. Mở trường đại học tràn lan đến nỗi giờ nhiều trường lâm vào cảnh sống dở chết dở vì không có sinh viên, phải vơ bèo vạt tép cho đủ; tồn tại một cái nhà xuất bản độc quyền in sách giáo khoa để thu nặng túi riêng bất kể đó là gánh nặng của cha mẹ học trò; năm nào cũng bấn loạn đổ bao nhiêu tiền của nhân lực vào thi cử mặc dù thừa biết nếu bỏ thứ thi cử đó xã hội sẽ nhẹ gánh, đỡ tốn kém biết bao nhiêu; chương trình đào tạo xa rời thực tế khiến sinh viên ra trường không thể nhập cuộc, chịu cảnh thất nghiệp dài dài... Thôi, chả muốn kể nữa. Có người bực bội bảo nền giáo dục xứ này không thể mà cũng chả cần cải cách, đổi mới chi hết, cứ xóa tất, làm lại từ đầu, thì may ra...
Lại quay về chuyện cô giáo "canh gà Thọ Xương". Họ nhà tôi có tới gần nửa trăm người theo nghề giáo, từ gõ đầu trẻ đến gõ đầu những ông đã mọc rêu. Tôi cũng từng gõ gần hai chục năm. Hiểu nghề lắm. Nhưng chưa bao giờ số đông thầy cô giáo ấy chán giáo dục như lúc này. Một người nhà tôi đang dạy học bảo rằng đúng là cô giáo trường Lomonosov có lỗi nhưng sao chỉ trách mắng cô mà chả chịu tìm nguyên do. Ở các trường, ban giám hiệu đều muốn giữ thành tích, áp xuống giáo viên phải tìm mọi cách không cho điểm dưới trung bình. Muốn chấm ra sao thì chấm, trò học thế nào thì học, cứ phải trên trung bình, cứ phải cho lên lớp. Không được vậy thì bổ xuống đầu giáo viên. Thưa ngài Nguyễn Thiện Nhân nguyên thượng thư bộ Học, tôi dám cam đoan phong trào nói không với thành tích của ngài sau từng ấy năm đã thất bại, thất bại hoàn toàn. Giờ thì nơi nào cũng vậy, nhìn chung thì giáo viên sợ ban giám hiệu, ban giám hiệu sợ phòng sợ sở, phòng sở sợ bộ, bộ sợ cha bộ bố bộ, anh nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thành công tốt đẹp, chỉ riêng dân chết, nền giáo dục thụt lùi.
Thôi đừng truy vấn cô giáo trường Lo nữa, tội nghiệp cô ấy. Hãy thương cô giáo và xót thương nền giáo dục nước nhà.
12.10.2012
Nguyễn Thông
Cô giáo trường Lomonosov cũng vậy. Tôi hoàn toàn không tán thành sự không thành khẩn nhận sai sót của cô (có người bảo là quanh co, giả dối) nhưng các vị ạ, cô ấy chỉ là nạn nhân, là kết quả tất yếu của nền giáo dục đã xuống cấp quá lâu, quá kéo dài, quá trầm trọng ở xứ này. Nhiều thứ cần được mổ xẻ chê trách hơn, làm quyết liệt, làm ra ngô ra khoai chứ không phải cô giáo "canh gà Thọ Xương".
Nhiều chục năm trở lại đây, mặc dù mấy nhà lãnh đạo quốc gia lúc nào cũng cứ loa loa như cái máy cassete "giáo dục là quốc sách hàng đầu" nhưng thực tế cho thấy không những không được là quốc sách mà giáo dục còn ù lì, lẹt đẹt đứng gần cuối hàng. Suốt vài thập niên, nền giáo dục rối như mớ bòng bong, luẩn quẩn trong chính đám mạng nhện lạc hậu, phản khoa học, xa rời thực tế, tốn kém không hiệu quả do những người cầm trịch giáo dục chăng ra. Mấy chục năm, không có người tài giỏi thực sự chèo lái con thuyền giáo dục. Kể từ sau các vị Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu, có thể kể thêm Nguyễn Đình Tứ, Nguyễn Thị Bình có công lớn với sự học nước nhà, thì nền giáo dục ngày càng tuột dốc nhanh qua các triều đại Trần Hồng Quân, Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Thiện Nhân, Phạm Vũ Luận. Nhiều vị cứ cố đấm ăn xôi, lo cho chiếc ghế của mình để hết nhiệm kỳ hơn là lo cho giáo dục quốc dân. Chương trình nặng nề, học nặng về từ chương, thi cử; đạo đức xuống cấp; chạy theo thành tích rỗng; tụt hậu so với thế giới; sĩ diện không dám học hỏi bên ngoài, khăng khăng cố chấp với những thứ cổ lỗ sĩ; thầy cô giáo không sống được bằng nghề; học trò học chỉ cốt để đối phó chứ không cốt thu nạp kiến thức... Kệ, cứ mũ ni che tai, họp hành ngày này tháng nọ, bàn bạc trao đổi chả đi đến đâu. Một cái mô hình đại học quốc gia không giống ai nhưng cố duy trì cho bằng được. Mở trường đại học tràn lan đến nỗi giờ nhiều trường lâm vào cảnh sống dở chết dở vì không có sinh viên, phải vơ bèo vạt tép cho đủ; tồn tại một cái nhà xuất bản độc quyền in sách giáo khoa để thu nặng túi riêng bất kể đó là gánh nặng của cha mẹ học trò; năm nào cũng bấn loạn đổ bao nhiêu tiền của nhân lực vào thi cử mặc dù thừa biết nếu bỏ thứ thi cử đó xã hội sẽ nhẹ gánh, đỡ tốn kém biết bao nhiêu; chương trình đào tạo xa rời thực tế khiến sinh viên ra trường không thể nhập cuộc, chịu cảnh thất nghiệp dài dài... Thôi, chả muốn kể nữa. Có người bực bội bảo nền giáo dục xứ này không thể mà cũng chả cần cải cách, đổi mới chi hết, cứ xóa tất, làm lại từ đầu, thì may ra...
Lại quay về chuyện cô giáo "canh gà Thọ Xương". Họ nhà tôi có tới gần nửa trăm người theo nghề giáo, từ gõ đầu trẻ đến gõ đầu những ông đã mọc rêu. Tôi cũng từng gõ gần hai chục năm. Hiểu nghề lắm. Nhưng chưa bao giờ số đông thầy cô giáo ấy chán giáo dục như lúc này. Một người nhà tôi đang dạy học bảo rằng đúng là cô giáo trường Lomonosov có lỗi nhưng sao chỉ trách mắng cô mà chả chịu tìm nguyên do. Ở các trường, ban giám hiệu đều muốn giữ thành tích, áp xuống giáo viên phải tìm mọi cách không cho điểm dưới trung bình. Muốn chấm ra sao thì chấm, trò học thế nào thì học, cứ phải trên trung bình, cứ phải cho lên lớp. Không được vậy thì bổ xuống đầu giáo viên. Thưa ngài Nguyễn Thiện Nhân nguyên thượng thư bộ Học, tôi dám cam đoan phong trào nói không với thành tích của ngài sau từng ấy năm đã thất bại, thất bại hoàn toàn. Giờ thì nơi nào cũng vậy, nhìn chung thì giáo viên sợ ban giám hiệu, ban giám hiệu sợ phòng sợ sở, phòng sở sợ bộ, bộ sợ cha bộ bố bộ, anh nào cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thành công tốt đẹp, chỉ riêng dân chết, nền giáo dục thụt lùi.
Thôi đừng truy vấn cô giáo trường Lo nữa, tội nghiệp cô ấy. Hãy thương cô giáo và xót thương nền giáo dục nước nhà.
12.10.2012
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đăng một nhận xét