theo dõi

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Phản đối Trung Quốc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa

Phản đối Trung Quốc đua thuyền buồm tới Hoàng Sa


Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, đi ngược lại chính cam kết của Trung Quốc là không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nêu rõ như trên trước việc ngày 30/3/2012, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc vẫn tiếp tục tổ chức cuộc đua thuyền buồm "Cúp Ty Nam" xuất phát từ Tam Á đến quần đảo Hoàng Sa.

"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay hoạt động nêu trên, tuân thủ DOC, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông,” người phát ngôn nhấn mạnh./.


(TTXVN)

Những điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở

Những điều cấm kỵ trong kiến trúc nhà ở
Theo Vnexpress

    

Dưới đây nghiên cứu về một số hình thể sát trong kiến trúc theo "Dương trạch tam yếu", chủ yếu căn cứ từ góc độ tạo hình kiến trúc.

Trước cao, sau thấp gọi là thế nhà nhô đầu, chủ về cô quả, nghèo hèn. Hai bên sau nhà có hai dãy nhà thẳng, gọi là thế nhà xe đẩy. Nhà phía trước, phía sau thấp, ở giữa có tầng cao vọt lên, là thế hai đời chồng.

Phía sau gian nhà chính, tại mé đông, hoặc tây hoặc nam, hoặc bắc hay chính giữa có một, hai gian phòng nhô lên, là phạm "mai nhi sát" (họa chôn con). Bốn xung quanh nhiều phòng ốc, ở giữa là thiên tỉnh, ra vào không có cổng cửa, là phạm "giang thi sát" (họa gánh xác).

Phía sau nhà có căn nhà thẳng dọc, là phạm "xạ sát" (họa bị bắn). Nhà bên phải, bên trái thấp, ở giữa cao là phạm "xung thiên sát".

Nhà có hai dãy trước, sau, hai mé bên lại có hay dãy nhà chái nối liền hai dãy nhà chính lại, tạo nên sân giữa chính hình vuông, bốn góc chái nhà đâm vào nhau, là phạm vào "mai nhi sát" (họa chôn con).

Nhà có ba gian, gian ở giữa đặt bình phong là phạm "đình táng sát" (họa tang ma). Đằng trước hay đằng sau nhà bị nước từ mái nhỏ xuống thềm, chủ sinh bệnh tật về máu.

Trước nhà bị xà nhà, rường kèo, mái nhà chĩa vào, là phạm "xuyên tâm sát" (họa xuyên tim). Sau nhà, ở mé Bạch Hổ có một gian nhà ngang, là phạm phải "tự ải sát" (họa treo cổ).

Sau nhà có hình tựa như mũi tên lao thẳng vào là phạm phải "ám tiễn sát" (họa tên ngầm). Sau nhà, ở mé Thanh Long có một gian nhà ngang, là phạm phải "đầu hà sát" (họa nhảy sông).

Sau nhà chính làm hiên cao, lại có nhà chính hợp lại như hình chữ Công là phạm "công tự sát" (sát chữ Công). Cửa phía trước hay phía sau bị trụ cổng, tay nắm cổng, trụ tường hoặc chái nhà chiếu thẳng vào là phạm "cô độc sát" (họa cô độc).

Giữa hai dãy nhà phía trước và phía sau có một dãy nhà ngang nối liền hai đầu của hai dãy nhà là phạm "vong tự sát". Phía trên xà chính của nhà ở có thanh gỗ hình chữ Bát là thế phản nghịch.

Hai bên giếng trời ở phía trước hoặc phía sau bị hồi, đốc nhà chiếu thẳng vào, là phạm "kim tự sát" (sát chữ Kim), nếu ở phương tây lại càng thêm nghiêm trọng.

Tầng một của nhà ở phía trước phía sau đều có mái hiên đua ra, chủ về vợ chồng, anh em bất hòa. Trước cửa tường bao bốn phía, ở giữa mở một cổng, người ở hai nhà bên cạnh đều ra vào qua cổng này, tạo nên đường đi như hình chữ hỏa, bất lợi.

Trục cuốn trên cửa lộ ra ngoài, chủ về việc sản xuất làm ăn khó khăn. Một nhà mở liền ba cửa như hình chữ phẩm, chủ về điều tiếng tranh chấp. Hai cổng chính đối diện với nhau là thế cãi nhau, chủ về bất hòa. Trước cổng chính có nhiều ô cửa chiếu vào là bất lợi. Mái hiên phía trước nhỏ nước vào mái hiên phía sau, mái hai nhà nối liền nhau là bất lợi.

Mé bên trái, bên phải phía trước nhà có ao nước nhỏ, khi nước đầy, thì cao bên phải chảy sang ao bên trái, hoặc ao bên trái chảy sang ao bên phải, là thế "liên lệ nhãn" (mắt nối lệ), bất lợi.

    

Trước cửa phòng ngủ không nên đắp hòn giả sơn, vì sẽ phạm "trụy thai sát" (họa sảy thai). Trước cửa có bãi đá lởm chởm, là phạm "lỗi lục sát" (họa trắc trở). Trước cửa nhà có khu rừng rậm, là thế quái vật nhập môn.

Trước hoặc sau nhà có chùa miếu là bất lợi. Phương Lộc Tồn không nên có cây cối bị dây leo bao phủ, gọi là "cây thắt cổ". Trước cửa nhà có đường đi hình chữ Xuyên, tức ba đường dọc song song, là bất lợi.

Cổng chính bị đỉnh núi chiếu thẳng vào là phạm xuyên sát, đại kỵ. Phía trên giường có xà vắt qua là phạm "huyền châm sát" (sát do cây kim treo lơ lửng), chủ về tổn hại người nhỏ tuổi.

Nếu nhà ở tạo hình trước cao sau thấp là trái với trạng thái hòa thuận vợ chồng, chắc chắn sẽ gây xung khắc, chết chồng chết vợ, tức là thế góa bụa…

Các sát của dương trạch chỉ về bố cục của toàn thể khu nhà ở, đồng thời cũng theo bao quát đến từng chi tiết nhỏ trong kiến trúc, kết hợp cùng các hình thể, chúng ta sẽ càng hiểu và nắm bắt được dễ dàng hơn.

KTS. Vũ Quang Định

Tìm thấy khay uống trà của đại thi hào Nguyễn Du

Tìm thấy khay uống trà của đại thi hào Nguyễn Du
Chiếc khay gỗ đựng ấm, chén trà mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng vừa được tìm thấy tại một nhà dân ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Sau thời gian sưu tầm, tìm kiếm, các cán bộ của Ban quản lý Khu di tích Nguyễn Du (Hà Tĩnh) đã phát hiện chiếc khay gỗ đựng ấm, chén trà mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng khi còn sống tại nhà riêng của ông Nguyễn Đức Minh ở thôn Hải Thủy, xã Xuân Hải, huyện Nghi Xuân.
Ông Minh là hậu duệ 6 đời của Nguyễn Du.

       
Chiếc khay đựng đồ uống trà bằng gỗ của đại thi hào Nguyễn Du có nhiều đường nét chạm khắc tinh xảo. Ảnh: T.L.   
Chiếc khay gỗ màu đen, hình elip, có kích thước 33x50 cm, dày 5 cm, nặng khoảng 2 kg. Trong lòng khay bên trái có chạm khắc một bó hoa sen nằm trên cây cỏ với đường nét tinh xảo, bên cạnh là hình ảnh con cua đồng đang bò.
Ông Minh cho biết, đây là chiếc khay gỗ trong bộ đồ uống trà gồm ấm, chén mà đại thi hào Nguyễn Du sử dụng khi còn sống. Vì nhiều lý do, bộ ấm và chén đã bị mất.
Nguyễn Du (1765-1820) sống vào cuối nhà Lê đầu nhà Nguyễn, là nhà thơ lớn của Việt Nam được người Việt kính trọng gọi là "Đại thi hào dân tộc". Năm 1965, Nguyễn Du được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. Bên cạnh 3 tập tác phẩm tiếng Hán là Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tạp ngâm và Bắc hành tạp lục thì Truyện Kiều là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông.
Nguyên Khoa
Nguồn :Blog NXD

Loài rắn khổng lồ nhất Trái đất

Loài rắn khổng lồ nhất Trái đất
Loài rắn lớn nhất Trái đất từ xưa tới nay, dài hơn 14m, nặng hơn 1,1 tấn, vừa được một bảo tàng tái hiện trong một show truyền hình.
Loài rắn khổng lồ Titanoboa, thường sống ở các khu rừng mưa nhiệt đới 60 triệu năm trước, vừa được Viện nghiên cứu và bảo tàng Smithsonian (Mỹ) tái hiện trong một chương trình truyền hình mới. Chương trình mô tả lại quá trình loài thú khổng lồ này tồn tại nhằm khám phá tại sao chúng lại lớn đến vậy.
   Viện Smithsonian cũng dựng tượng theo kích thước thật của rắn Titanoboa trong buổi ra mắt chương trình. David Royale, giám đốc chương trình cho biết: “Đây là một công việc vô cùng tuyệt vời. Một con quái thú có cái tên gợi nhớ đến loài vật huyền bí và to lớn. Nó có tên Titanoboa.”
Tiến sĩ Jonathan Bloch, nhà cổ sinh vật học tại bảo tàng lịch sử tự nhiên Florida và là thành viên của nhóm đã tìm ra hoá thạch loài rắn khổng lồ này. Họ phát hiện xương sống của chúng tại một khu vực được cho là rừng nhiệt đới ở kỷ Cổ cận, còn hộp sọ hầu như không thể tìm thấy do chúng rất dễ vỡ và bị phân huỷ.
Theo ông Jonathan: “Loài rắn này to lớn đến vậy là do thời tiết trong giai đoạn đó tại vùng nhiệt đới ấm hơn nhiều so với các khu vực khác. Đây là loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất sau khi khủng long tuyệt chủng khoảng 10 triệu năm hoặc lâu hơn.”
Dailymail cho biết, hoá thạch xót lại của Titanoboa được tìm thấy tại hầm mỏ ở Colombia cùng với hoá thạch của rùa và cá sấu. Trước đó, chưa có hoá thạch của loài thú có xương sống nào trong khoảng 55 đến 65 triệu năm trước đây được tìm thấy ở khu vực Nam Mỹ.
Tiến sĩ Jason Head thuộc Viện Smithsonian cho biết: “Giờ chúng ta đã biết loài vật thay thế khủng long thống trị trái đất sau khi loài này tuyệt chủng có kích thước như thế nào. Loài rắn dài hơn chiếc xe buýt và nặng hơn chiếc xe hơi này chính là loài rắn lớn nhất trên thế giới.”
Phúc Nguyễn

Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012

Huế Thương

Ba mươi năm chưa về thăm Huế
Quê hương ơi ! nhớ đến thắt lòng
Nón bài thơ có còn che Bến Ngự
Áo tím về còn nghiêng bóng Hương Giang
Anh đi trăm nhớ ngàn thương
Ba mươi năm đã điểm sương cuộc đời
Thì thôi nhé, ở muôn nơi
Cho nghìn năm nữa đất trời đôi thay
Vẫn về ôm Huế trong tay...